Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 147 kết quả

Giã từ nông dân: Không chỉ là nỗi buồn của cá nhân

Giã từ nông dân: Không chỉ là nỗi buồn của cá nhân

Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2020

Lượt nghe: 1096

Nhân vật chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe chỉ được gọi là “hắn” chứ không có một cái tên cụ thể. Có thể đó cũng là dụng ý của tác giả để nhấn mạnh nhiều hơn đến tính đại diện và khái quát của nhân vật này. “Hắn” có thể là bất kỳ một người nông dân nào của nông thôn Việt thời hội nhập và bất kỳ người nông dân nào cũng có thể chính là “hắn”. “Hắn” vốn được xây dựng như một nhân vật chính diện, tích cực, chí thú làm ăn, thông minh và giàu sáng tạo. Anh ta đã từng làm thứ gì là thành công thứ đó. Trồng cà phê xen lẫn cây ăn trái cho mùa bội thu, nuôi lợn nuôi gà lớn nhanh như thổi, cho trứng cho thịt thơm ngon được mọi người tin dùng. Anh còn chế tạo thành công máy thái nghiền nén để làm thức ăn tổng hợp cho gà, lợn. Những thành công của anh đã được truyền hình địa phương tuyên dương, làm gương cho mọi người học tập. Thế nhưng, mọi chuyện đã thay đổi khi nông thôn được đô thị hóa, đất làng biến thành đất vàng. Những khoảng không rộng rãi thoáng đãng không còn nữa, thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng mọc lên chi chít. Việc chăn nuôi của “hắn” bắt đầu bị ảnh hưởng, ảnh hưởng ngay từ chuyện phơi cám viên. Việc đô thị hóa kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có cả biến đổi khí hậu. Những viên thức ăn tổng hợp một thời là niềm tự hào hãnh diện của “hắn”, bây giờ vì những viên thức ăn ấy mà “hắn” bị kỷ luật, phê bình, cơ sở sản xuất thức ăn của “hắn” bị đình chỉ hoạt động. Nhân vật “hắn” đứng trước nguy cơ giã từ tất cả những công việc yêu thích của mình, đúng như nhan đề tác phẩm đã gọi tên. Những mặt trái của quá trình đô thị hóa nông thôn là điều mà những người có trách nhiệm chưa thể lường trước hết. Bắt đầu từ bi kịch, từ nỗi buồn của một nhân vật cụ thể, nó khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn về bao mảnh đời khác, bao câu chuyện khác. Cuộc chuyển đổi giữa nông dân sang thị dân quả thực đã kéo theo không ít xót xa…(Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

Gió chiều thôi xéo xắt: Câu chuyện nhân hậu như cổ tích

Gió chiều thôi xéo xắt: Câu chuyện nhân hậu như cổ tích

Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2015

Lượt nghe: 2162

Với nhiều người, cái kết của truyện ngắn "Gió chiều thôi xéo xắt" cổ tích quá so với đời thực, nhưng một chuyện tình có lẽ chỉ nên giản dị và nhân hậu như vậy. Giống như đàn ông, trải qua bao nhiêu cuộc tình, rốt cuộc chỉ cần lúc hoàng hôn tắt nắng, quay về nhà có người đợi sẵn để cùng ăn một bát cơm, một người đàn bà-khóc cười bao lần vì những đến đi không thể giữ, cuối cùng lại cảm động bởi một người lẳng lặng mở sẵn gác chân mỗi lần mình ngồi sau xe. Chỉ vậy thôi là đủ rồi, mà chỉ vậy thôi cũng khó… (Đọc truyện đêm khuya-14/02)

"Cây Mạ ly huyền bí”: Dục vọng hủy hoại nhân cách

Ngày phát hành 15:33 | 5/5/2023

Lượt nghe: 1273

Quí vị và các bạn có thể thấy: Những tình tiết ban đầu của truyện khá gây tò mò và cuốn hút người đọc, người nghe. Nhân vật ông Độc bỏ phố lên rừng, nuôi một đứa trẻ mồ côi, nhặt được một đàn chó mới sinh, đi rừng phát hiện được một loại cây dược liệu quí có tác dụng cải lão hoàn đồng, bắt đầu làm giàu bằng việc trồng cây dược liệu quí đó. Nhưng loài cây này có một đặc điểm thu hút những thú dữ đến. Và rồi một cuộc giao tranh sinh tồn diễn ra. Tác giả đưa ra một loạt những dữ liệu như thế chuẩn bị cho một cốt truyện mang tính luận đề. Điều gì xảy đến với cây Mạ ly quí giá, với lũ chó, với ông Độc. Việc sở hữu cây dược liệu quí vô hình chung nuôi dưỡng cái ác, sự tham lam ích kỷ khiến con người ta trở nên mù quáng và hành xử ngày càng vô lối. Từng cấp độ của tội ác, từng nút thắt của xung đột được nhà văn dụng công xây dựng, đẩy dần lên tới đỉnh điểm là hành động chọc mù mắt những con chó. Cây Mạ ly như biểu tượng cho thứ dục vọng điên cuồng, thứ tham vọng có thể hủy hoại nhân cách, khiến con người trở nên thú tính. Và chính bởi dục vọng cùng sự ích kỷ, con người đã phải trả giá đắt. Vậy là nhà văn Thiên Sơn luôn thường trực trách nhiệm công dân của người cầm bút, dù ở thể loại tiểu thuyết, hay truyện ngắn, truyện của anh luôn mang sức nặng tải đạo, một lần nữa có tác dụng cảnh tỉnh sâu sắc. (Lời bình của BTV Lê Tuyết Mai)

"Cha tôi ra tòa" và "Đồ tích trữ": Những truyện ngắn giàu tính nhân văn

Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2020

Lượt nghe: 1368

Chi tiết giả tưởng trong truyện ngắn "Cha tôi ra tòa" như gia đình nghèo no đủ nhờ mùi thức ăn của ông nhà giàu hay trả tiền bằng tiếng kêu của các đồng xu khiến chúng ta nhớ tới truyện ngụ ngôn Laphongten, truyện cổ tích Andersen. Một câu chuyện hài hước mang lại nụ cười hóm hỉnh cho người đọc, người nghe và cũng khiến chúng ta hiểu hơn ý nghĩa cuộc sống hạnh phúc. Còn “Đồ tích trữ” là câu chuyện ý nghĩa về tình cảm của những người thân trong gia đình

"Chứng nhân”: Nỗi niềm của người thương binh

Ngày phát hành 14:15 | 29/8/2023

Lượt nghe: 234

Chiến tranh luôn có sự mất mát, hy sinh và gian khổ. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cứu nước cũng như chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc, biết bao người con ưu tú của dân tộc đã chiến đấu anh dũng. Vì nhiều nguyên do khác nhau của chiến trường ác liệt mà khi hòa bình lập lại, có người chưa hưởng chính sách đền ơn đáp nghĩa của đất nước. Nhân vật Định chính là một trường hợp như vậy. Mới 16 tuổi Định đã khai 18 tuổi viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Những trường hợp như Định không hề hiếm trong chiến tranh khi nhiều thế hệ thanh niên hòa chung không khí hào hùng sẵn sàng ra trận chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp của đất nước. Nhưng chính vì khai sai tuổi khi nhập ngũ nên khi chiến tranh kết thúc, Định trở về cuộc sống đời thường đã gặp nhiều khó khăn trong việc làm giấy tờ hưởng quyền lợi thương bệnh binh. Gần 40 năm trôi qua, hàng chục vết thương vì bom đạn vẫn còn trên người Định. Những vết thương chiến tranh còn đó nhưng vì vấn đề giấy tờ mà Định vẫn chịu bao nỗi thiệt thòi. Vết thương trên cơ thể Định có lẽ không đau xót bằng nỗi đau trong lòng anh khi bị mọi người hiểu lầm, dè bỉu. Sau mấy chục năm mệt mỏi vì những giầy tờ, thủ tục thì có lẽ Định đã âm thầm cam chịu cuộc sống của mình. Những tâm tư tình cảm, nỗi niềm chua xót của người thương bệnh binh chịu nhiều thiệt thòi được tác giả thể hiện với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Với những người lính từng chiến đấu trên chiến trường ác liệt, được chứng kiến sự hy sinh của đồng đội thì còn sống trở về quê nhà đã là một niềm hạnh phúc. Những day dứt trong lòng Định cũng như nhiều trường hợp như anh không phải quyền lợi mà là niềm kiêu hãnh, là niềm tự hào của người lính. Có lẽ với Định, anh thấy mình vẫn còn may mắn hơn Păn, người đồng đội hy sinh không còn dấu vết sau trận pháo kích của địch. Tấm lòng của người thương bệnh binh với đồng đội khiến chúng ta không khỏi cảm động. Tác giả lựa chọn đề tài thương bệnh binh để nhắc nhở chúng ta nhớ tới công ơn bao thế hệ cha ông đã hy sinh vì cuộc sống hòa bình hôm nay. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Cố nhân": Khát vọng tình yêu và lý tưởng sống

Ngày phát hành 0:0 | 22/3/2019

Lượt nghe: 976

Với truyện ngắn này nhà văn Đức Hậu đã tái hiện hai khung đời trong một cuộc đời . Gianh giới là cuộc tái ngộ giữa hai con người. Khung đời trước của nhân vật Hải: một người đàn ông phong trần cô đơn, có đứa con du học ở xa, sau khi từ chức, từ bỏ danh vọng để tránh xa những cuộc đấu đá thì người vợ cũng bỏ ra đi bởi cuộc sống của họ là đồng sàng dị mộng. Khung đời sau của Hải là cuộc hội ngộ giữa hai con người có những kỷ niệm đẹp trong quá khứ, hứa hẹn một tình yêu mới và niềm yêu đời trở lại...(đọc truyện đêm khuya phát 21/03/2019)

"Hèn đại nhân": Một truyện ngắn hay và hiếm của nhà thơ Lê Đạt

Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2019

Lượt nghe: 1547

Truyện ngắn có dung lượng khá cô đọng, chỉ khoảng hơn 3000 chữ, nhưng có lẽ nó đã mang đến cho nhiều độc giả, thính giả những ấn tượng thật khác biệt, thật sắc nét, thậm chí thật dữ dội về số phận một con người. Jang là một kẻ hèn trong mắt người đương thời, nhưng hèn ở việc này mà vĩ đại ở việc khác. Chấp nhận hèn trong một việc để đạt được thành tựu lớn lao, lưu danh thiên cổ, xưa nay có phải ai cũng làm được như vậy?!

"Làng xa": Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân

Ngày phát hành 9:25 | 16/5/2023

Lượt nghe: 660

Nhà văn Đỗ Văn Nhâm, sinh năm 1952 tại Vụ Bản, Nam Định. Tốt nghiệp Khóa 3 Trường Viết văn Nguyễn Du. Đã xuất bản tập truyện ngắn “Bạn bè – Làng xa”. Đỗ Văn Nhâm là một người lính đã tham gia ba cuộc chiến tranh, chống Mỹ, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, từng giữ chức Phó Giám đốc Điện ảnh Quân đội với quân hàm Đại tá. Là một người trực tiếp cầm súng trên nhiều chiến trường, và là người nặng lòng với quá khứ chiến tranh nên hầu hết sáng tác của ông đều bám chặt đề tài này, và ông luôn tìm ra được những góc nhìn độc đáo, khác lạ. Một trong những truyện ngắn thành công nhất của ông phải kể đến Làng xa:

"Một phiên tòa": Nhân duyên vợ chồng

Ngày phát hành 9:35 | 3/12/2021

Lượt nghe: 1049

Với nhan đề “Một phiên tòa”, người đọc tưởng rằng tác giả Huy Phạm sẽ đi thẳng vào câu chuyện hôn nhân tan vỡ, mỗi người mỗi ngả, sau đó mới thuật lại nguồn cơn. Tuy nhiên, người viết lại chậm rãi kể lại từ đầu, tua lại những thước phim quay chậm về những ngày tháng êm đềm của anh Hai và chị Tiên. Một cuộc hôn nhân bình thường. Vợ chồng buôn bán qua ngày. Con cái không có. Cứ quanh quẩn sống với nhau hết năm này qua năm khác. Mọi chuyện chỉ thay đổi khi anh Hai mê cờ tướng đến độ quên giờ ra chợ phụ vợ bán buôn… Xét về cốt truyện, “Một phiên tòa” không có gì đáng chú ý. Nhưng về kĩ thuật viết, chính sự chậm rãi, từ tốn của tác giả lại khiến người đọc thấy hấp dẫn ở một câu chuyện không có quá nhiều kịch tính. Các chi tiết được cài cắm một cách khéo léo, đặc biệt là những chi tiết liên quan tới phiên tòa. Những giận dỗi chồng vợ cũng được thuật lại một cách chân thực, thậm chí có nhiều nét dễ thương bởi lẽ giận đấy mà vẫn còn thương lắm, yêu lắm, tha thiết lắm. “Một phiên tòa” khép lại bằng một cái kết có hậu, duyên dáng như chính câu chuyện ra tòa mà lại chẳng ly hôn được của hai nhân vật trong truyện ngắn này (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

"Mùa hoa dã quỳ": Ngời sáng phẩm chất người chiến sỹ công an nhân dân

Ngày phát hành 10:41 | 12/11/2021

Lượt nghe: 1101

Truyện ngắn “Mùa hoa dã quỳ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến lấy bối cảnh từ những trận lũ lịch sử, gây nhiều thiệt hại lớn về người và của xảy ra ở các tỉnh miền Trung vào năm ngoái. Ở đây, tác giả đã dựng lên hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân về cắm bản, giúp dân xây dựng đời sống mới, giữ gìn trật tự trị an nơi vùng biên cương có đông đồng bào các dân tộc sinh sống. Ở đó, người công an trẻ phải đối diện với những khó khăn trong ứng xử, đòi hỏi phải khéo léo trong phương pháp công tác mới có thể thu phục được lòng tin của nhân dân. Thành là chiến sĩ công an ngay từ khi được điều chuyển về làm Trưởng công an xã, đã thể hiện phẩm chất cao quý của người chiến sĩ công an nhân dân, sống tình cảm, gần gũi, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhân dân nơi địa bàn đóng quân. Trận lũ ống, lũ quét có một không hai bất thần ập đến, đã vùi lấp tất cả nhà cửa ở bản A Bưng. Trong trận lũ ấy, Thành đã bất chấp mọi hiểm nguy, lao ra giữa dòng nước chảy xiết để cứu sống vợ và ba đứa con của Hồ Mân, đang cận kề với cái chết, trong khi Hồ Mân vắng nhà. Sau đó, Thành bị dòng nước cuốn trôi khi tiếp tục ứng cứu những người dân trong bản bị mất tích. Sự hy sinh của Thành đã khiến mọi người dân trong bản xúc động, thức tỉnh và cảm hóa những người như Hồ Mân, nhắc nhở anh ta phải biết sống, làm ăn chân chính ngay chính trên quê hương mình. Qua truyện ngắn “Mùa hoa dã quỳ”, tác giả ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người công an, sống và làm việc hết lòng vì dân, khi cần thì sẵn sàng hy sinh cả tuổi xuân của mình vì cuộc sống bình yên của nhân dân. Thành đã sống đúng như những gì anh đã nói: “Dã quỳ là loài hoa hoang dã, nhưng màu sắc của nó là màu của hạnh phúc, nó sẽ đem lại điều may mắn và tốt đẹp cho mọi người”. Thiết nghĩ, loài hoa tràn đầy sức sống mãnh liệt này còn là biểu tượng cho tình yêu chung thủy, tỏ ý kiêu hãnh, kiên cường không bao giờ chịu khuất phục./.

"Nhà có bể bơi"-Giá trị nhân văn trong một truyện ngắn giản dị

Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2019

Lượt nghe: 1600

Đối với những con người khốn cùng khổ sở nhất, ngay cả khi đang ở trong những giờ phút tuyệt vọng nhất, họ vẫn không nguôi mơ ước, không nguôi hướng về tương lai. Tuy quần áo bên ngoải rách rưới nhưng hai cha con người ăn mày mang những trái tim lương thiện, trong sạch, đầy ắp lòng tự trọng. Truyện khơi gợi trong mỗi người đọc, người nghe tình yêu thương, lòng trắc ẩn trước những mảnh đời khốn cùng vẫn còn không ít trong xã hội...

"Ông lão vẽ tranh": Nghệ thuật vị nhân sinh

Ngày phát hành 11:27 | 4/3/2024

Lượt nghe: 1263

Nhân vật chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe không có tên cụ thể, nhà văn chỉ gọi là ông lão vẽ tranh. Sau hơn 60 năm lưu lạc, ông tìm về quê ngoại của mình để sống những năm tháng cuối đời. Hàng ngày, ông vẽ tranh truyền thần hoặc vẽ theo yêu cầu cho các khách gần xa mà không đòi hỏi công xá, ai muốn đưa bao nhiêu cũng được. Ông đều vui vẻ và luôn vẽ bằng cả tấm lòng của mình. Có thể nói, ông lão vô danh ấy là một nghệ sĩ đích thực, mỗi bức tranh của ông mang lại sự xúc động cho người xem và thu phục cả nhân tâm con người. Cho đến một ngày không nhận vẽ truyền thần nữa, dường như ông lão bước vào một giai đoạn thật đặc biệt, đó là vẽ như trả món nợ ân tình với quê hương, vẽ như để tổng kết cuộc đời của mình. Ông vẽ mải miết như quên hết thời gian. Cho đến bức vẽ cuối cùng, ông dồn hết tâm lực để vẽ một bãi cỏ mùa xuân với cô gái nhỏ hàng ngày giúp việc cho ông, bé Hồng. Chính bức tranh ấy đã biến Hồng, vốn được giới thiệu trong phần đầu truyện là một đứa bé câm và dở người, đã thốt lên nghẹn ngào tiếng nói đầu tiên trong cuộc đời của mình. Qua hình tượng ông lão vẽ tranh, nhà văn đã gửi tới người đọc, người nghe những thông điệp thật sâu sắc. Thứ nhất, người nghệ sĩ không thể sáng tạo nếu thiếu đi quê hương và nguồn cội. Thứ hai, nghệ thuật đích thực phải mang đến những giá trị tích cực cho đời sống con người, khiến con người trở nên tốt đẹp hơn. Đó chính là tinh thần nghệ thuật vị nhân sinh. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Trăm năm phấn thổ": Câu chuyện thước đo tiền tài và nhân nghĩa

Ngày phát hành 12:27 | 23/4/2024

Lượt nghe: 405

Truyện ngắn “Trăm năm phấn thổ” mang đặc trưng văn phong ngòi bút của Trần Huyền Trang, một tác giả xuất hiện thường xuyên trên chuyên trang văn nghệ của nhiều tờ báo tên tuổi. Bằng lối viết tự sự, giàu hình ảnh, tác giả đã kể câu chuyện tâm sự của nhân vật Tân - một người con trong gia đình có người cha bỏ vợ con để chạy theo cuộc sống phù hoa. Cuộc đời Tân thêm một lần nữa hứng chịu nỗi đau khi người con gái anh thương vì ham giàu sang mà bội ước. Thế nhưng, từ đầu đến cuối truyện, nhân vật Tân không một lời trách cứ. Truyện nhẹ nhàng, miên man theo dòng cảm xúc mà ngưng đọng, thấm thía. Phải hứng chịu những nỗi đau, những vết thương sâu, cuối cùng cuộc đời Tân cũng được trổ hoa hạnh phúc. Truyện kết thúc với câu ca của người xưa: “Tiền tài như phấn thổ/ Nhân nghĩa tợ thiên kim…” – Chạy theo bạc tiền rồi một ngày cũng nhận ra vật chất như bụi đất, chỉ nghĩa tình giữa con người với nhau là đáng quý trọng, bền bỉ qua thời gian….

"Trên đỉnh giời": Ranh giới giữa bản năng và nhân tính

Ngày phát hành 9:23 | 11/3/2024

Lượt nghe: 606

Những trang đầu nhà văn đặc tả bối cảnh cuộc sống của một gia đình miền núi trên đỉnh trời chỉ có mây và núi, thực sự cách biệt, cô lập và buồn tẻ. Để lý giải vì sao khi người mẹ mất đi, cuộc sống của những đứa trẻ trở nên bị đe dọa, cư xử của người cha trở nên cùng quẫn đến vậy. Không vòng vo, nương nhẹ, ngay đầu truyện nhà văn đi thẳng vào chiếc giường, chú tâm miêu tả sự sắp xếp, trình tự vị trí chỗ nằm của từng người trong gia đình. Chỉ có một nhà văn giàu trải nghiệm, sắc sảo, thậm chí là đáo để mới đi thẳng vào góc khuất sâu thẳm, không nề hà ngại ngùng. Những đối thoại của người cha với người bà đã cho thấy tất cả và từ đó soi chiếu được tất cả những tăm tối trái ngang. Đó là tệ nạn rượu chè, vấn nạn quan hệ cận huyết do điều kiện sống, do lối sống bản năng, do sự kém hiểu biết, lạc hậu. Không khai thác cuộc sống nghèo đói, nhưng người đọc thừa sức hình dung. Điều mà nữ nhà văn chạm tới là đời sống tinh thần khi mà tất cả ngủ trên một cái giường, cuộc sống thiếu tiện nghi, sự tăm tối thiếu ánh sáng văn minh, không giao lưu với bên ngoài khiến con người ta trở nên quẩn quanh, bế tắc, dễ làm càn. Thói quen sống cam chịu khiến họ là nạn nhân của chính họ. Nhà văn Y Ban chính là người phát hiện và là người cảnh tỉnh, rung hồi chuông báo động. Phải thương lắm nhà văn mới viết dữ dằn thế. Nhiều chi tiết đọc lên thấy gai người và đầy ám ảnh: “Cả đêm nó thức để canh bố, để bảo vệ em gái và chính mình”. Ranh giới của bản năng và nhân tính, giữa sự u tối và tội ác thật mong manh, thật đáng sợ khi con người sống không có ý chí và hiểu biết. Cái kết lửng càng có sức lay động. Nhân vật “nó” thật đáng thương. Rồi ra số phận mẹ con nó thế nào, có bao phụ nữ vùng cao như nó đang phải sống như thế vẫn là những dấu hỏi lớn. Dẫu sao vẫn có ánh sáng niềm tin. Lớp trẻ lớn lên ở vùng cao có nhận thức hiểu biết hơn, sẽ vượt thoát, sẽ không chấp nhận cuộc sống u tối. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)

"Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín" (buổi 18): Nhân vật bí ẩn

Ngày phát hành 8:13 | 10/4/2024

Lượt nghe: 225

Sơn đã rất bất ngờ khi nhìn thấy lá cờ có hình ngôi sao vàng ở giữa đang nằm gọn trong bao tải bột mì mà anh đã dùng để gối đầu trong suốt thời gian trú nhờ nhà bà Mười. Vậy bà Mười là ai? Tại sao bà ấy lại sẵn sàng cưu mang khi biết anh là người của quân Giải phóng vừa từ chiến khu trở về? Sơn cảm thấy bà Mười không phải là người đơn giản. Bằng chứng là bà không chỉ bán rượu cho các thương phế binh của quân đội Việt Nam Cộng hòa, mà còn chơi thân, giúp đỡ và nhận một phi công Mỹ làm con nuôi… Vậy tại sao bà Mười lại phải làm thế? Sơn muốn đi tìm câu trả lời cho điều thắc mắc này. Trở lại với tâm trạng của Diễm khi đọc bức thư của Sơn. Mặc dù cô đang rất buồn vì nội dung thư không hề nhắc tới tình cảm của anh dành cho mình, nhưng cô lại khá bất ngờ vì lý tưởng mà Sơn đang theo đuổi. Hình ảnh của Sơn cùng câu chuyện về thời niên thiếu của anh bỗng chốc chiếm trọn tâm trí Diễm. Thậm chí cô đã xúc động khi Sơn chia vẻ về cuộc đời xấu số của người bạn tên Hương thời học phổ thông. Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một. Tác phẩm vinh dự được nhận Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua.

"Vòng tròn nhân hậu" (P2): Vòng tròn của sự tử tế

Ngày phát hành 15:25 | 25/4/2024

Lượt nghe: 273

Truyện ngắn “Vòng tròn nhân hậu” của nhà văn Hồ Ngọc Quang là câu chuyện cảm động về tình người, về sự ứng xử nhân văn cao đẹp. Ba số phận – ba nhân vật Liên, Vinh và Hợp, là những cuộc đời trải qua nhiều thử thách gập ghềnh, sóng gió. Nhưng chính nghịch cảnh đã tôi luyện cho họ sự kiên trung. lòng chung thủy và nghĩa tình trọn vẹn. Liên trong hoàn cảnh chiến tranh, lỡ mang thai với Vinh và phải ra xứ Nghệ tá túc. Trong hoàn cảnh đó, Liên gặp Hợp, một người nông dân bán củi hiền lành, tử tế, đã cưu mang Liên. Hợp thay Vinh nuôi vợ con anh trong mười năm chờ đợi. Người đọc, người nghe cảm động, trân trọng. về lòng chung thủy của Liên bao nhiêu thì với Hợp chúng ta càng trân quý, yêu mến sự tử tế, độ lượng của Hợp bấy nhiêu. Cuộc đoàn tụ trong nước mắt hạnh phúc của ông Vinh khi đã là một vị tướng già, trở về chịu tang bà Liên. Gặp lại ông Hợp mừng tủi và mang ơn, chúng ta càng thấy một cái kết có hậu, một vòng tròn của sự tử tế, nhân văn. Câu chuyện là bài học quý về lòng nhân hậu, là tình nghĩa trước sau như một, là sự tử tế trong cuộc đời. Truyện ngắn “ Vòng tròn nhân hậu”, giống như tên gọi, là thông điệp sâu sắc mà nhà văn Hồ Ngọc Quang muốn gửi tới người đọc, người nghe những điều tốt đẹp của cuộc đời.

“ Giữa tiếng mưa đêm” - Ca ngợi người chiến sĩ công an nhân dân

“ Giữa tiếng mưa đêm” - Ca ngợi người chiến sĩ công an nhân dân

Ngày phát hành 14:19 | 29/9/2023

Lượt nghe: 814

Yêu nghề viết, say mê văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên, gần 20 năm cầm bút, nữ nhà văn Niê Thanh Mai người dân tộc Ê Đê đã mang đến cho bạn đọc cả nước những trang văn đầy trăn trở, day dứt về những thân phận người trong dòng chảy biến đổi văn hóa. Ở đó có sự dùng dằng níu giữ nguồn cội, có sự va đập, đứt gãy văn hóa khi bứt phá để hội nhập. Nhà văn Niê Thanh Mai hiện là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk; Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong sự nghiệp viết văn, chị đã có nhiều giải thưởng như: Giải tác giả trẻ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2005 với tập truyện ngắn “Suối của rừng”, giải Nhì của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2006 trao cho truyện ngắn “Giữa cơn mưa trắng xóa” và “Cửa sổ không có chắn song”. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “Giữa tiếng mưa đêm” của nhà văn Nie Thanh Mai:

“Cửa Phật hoa mai nở”: Gieo nhân lành để nhận được quả lành

“Cửa Phật hoa mai nở”: Gieo nhân lành để nhận được quả lành

Ngày phát hành 14:32 | 8/3/2022

Lượt nghe: 965

Truyện ngắn “Cửa Phật hoa mai nở” của nhà văn Hoàng Thế Sinh xoay quanh nhân vật chính là Mai Xưa, một bác sĩ sản. Nàng đã nhận nuôi một bé gái khi mẹ bé qua đời còn người cha phải lên đường ra trận. Trong bối cảnh người ta chưa có cái nhìn cởi mở về mẹ đơn thân, Mai Xưa trải qua nhiều lận đận. Một phần vì vất vả nuôi con khi chưa một lần sinh nở. Một phần vì tình duyên lắm mối mà chẳng đi đến đâu…Có cốt truyện cảm động, ca ngợi sự hi sinh của người phụ nữ nhưng truyện ngắn “Cửa Phật hoa mai nở” không thiếu những đoạn hài hước, thậm chí có chút châm biếm khi kể về những người đàn ông tới tìm hiểu Mai Xưa. Ai lúc đầu cũng hăng hái nhưng sau thì ngần ngại. Lí do thì muôn màu muôn vẻ nhưng nhìn chung, vẫn là chưa đủ yêu, chưa đủ duyên, chưa đủ cảm thông để nuôi nấng một đứa trẻ không phải ruột thịt của mình… Nhân vật Mai Xưa cũng được tác giả xây dựng một cách sinh động. Nàng không đóng khung trong kiểu nhân vật tròn trịa, mẫu mực mà vẫn có nét ngây thơ, hồn nhiên, thậm chí có chút cả tin. Nhưng có lẽ chính vì vậy, Mai Xưa mới ít đau khổ vì ái tình và vẫn tin vào ái tình. “Cửa Phật hoa mai nở” đã kết lại bằng ấm áp, bằng tin yêu, bằng hạnh phúc. Một cái kết sáng đủ làm ấm lòng người đọc và cũng như một lời nhắn nhủ rằng hãy cứ kiên trì gieo nhân lành để nhận được quả lành. (Lời bình của Nguyễn Hà)

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

Ngày phát hành 11:52 | 1/11/2021

Lượt nghe: 773

Truyện ngắn mà chúng ta vừa nghe được kết cấu theo lối truyện lồng trong truyện và tác giả sử dụng khá nhiều giọng kể khác nhau khiến chúng ta hơi khó theo dõ . Nhưng bù lại một đề tài không mới được kể với hình thức mới mẻ , nhiều lớp lang, lôi kéo sự dõi theo của mỗi chúng ta. Đầu tiên phải kể đến giọng kể của nhân vật tôi – người chủ ngôi nhà nơi có khu vườn với 2 ngôi mộ sau chiến tranh. Nhân vật tôi có bố là một giáo sư day triết nhưng cũng phải khoác tấm áo lính quân dịch Cộng Hòa. Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì. Và cuối cùng đáng chú ý là giọng kể của người lính Cộng hòa đã chết trên đường đào ngũ được chôn tại vườn nhà của nhân vật tôi. Vậy là gói gọn trong truyện ngắn cả một bức tranh đời với bao số phận trong và sau chiến tranh. Sống trong vùng tạm chiếm nhân thân của mỗi người khá phức tạp, ranh giới giữa ta và địch chỉ trong gang tấc, vì hoàn cảnh sống mà nhiều khi buộc người ta phải khoác áo lính. Sau chiến tranh người còn người mất cũng không có ai làm chứng cho thân phận, hay nhân cách của họ. Tình huống hai ngôi mộ của hai người lính giải phóng – và lính cộng hòa nằm cạnh nhau, rồi dẫn đến sự nhầm lẫn này nọ….xảy ra khá phổ biến trong việc đi tìm hài cốt sau chiến tranh. Nhưng điều đó còn ý nghĩa gì khi họ cùng là đồng bào mình, tóc đen da vàng, họ cùng một mẹ tổ quốc, khi mà nỗi đau về sự mất mát của người thân họ là giống nhau và không thể có gì bù đắp, khi mà sau mấy chục năm đã đến lúc hòa giải dân tộc, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. “Dừng lại bến sông” – một lần nữa khẳng định lẽ sống nhân văn của con người Việt Nam. (Lời bình của BTV Lê Tuyết Mai)

“Lỡ chuyến nhân duyên”: Khát vọng hạnh phúc

“Lỡ chuyến nhân duyên”: Khát vọng hạnh phúc

Ngày phát hành 12:48 | 21/3/2023

Lượt nghe: 255

Tác giả Tạ Thị Thanh Hải mang đến không khí thật buồn thương và đầy cảm thông trong truyện ngắn “Lỡ chuyến nhân gian”, một câu chuyện ám ảnh về tình người, tình đời. May - nhân vật chính của truyện kể về gia đình cô, về những tháng ngày nghèo khó của mẹ cha, về cái chết tội nghiệp của mẹ, cả về dì Hin – người đàn bà tứ chiêng về làm vợ bố. Những thân phận người ấy sao mà đáng thương, đáng được cảm thông và che chở - nhưng cũng bởi cái nghèo khó làm cho họ rời xa nhau. Khi May nhận ra tình cảm yêu thương của dì Hin dành cho mình, dành cho gia đình cô là khi cô đã trải qua những đắng chát của cuộc đời, sự bội bạc của người chồng, sự vô tâm của người đời. Quá khứ và thực tại đồng hiện, hoài niệm và mơ tưởng đan xen. Cứ ngỡ rằng ở đời ai biết tranh thủ lúc mưa thuận gió hoà thì sẽ có tương lai đủ đầy hạnh phúc. Cô ấy cũng đã tranh thủ đánh đổi tuổi thanh xuân và nhan sắc của mình nhưng rồi lại chỉ chuốc về những cay đắng muộn phiền. Tác giả hoá thân vào nhân vật chính, tự soi chiếu vào cảnh ngộ của mình để thấu cảm nỗi lòng của dì Hin. Bấy lâu cô cứ mải miết chạy theo hư vinh, cứ vô tình coi nhà là nơi thoả mãn tính ngạo mạn ích kỉ. Đến khi rạc lòng với những trái ngang mới nhận ra nhà chính là chốn bình yên ôm ấp vỗ về để lòng mình dịu lại. Sau tất cả những giận hờn xa xót cả những suy nghĩ nông nổi hẹp hòi, lắng đọng lại là nỗi niềm cảm thông, chia sẻ, yêu thương chân thành. Hình ảnh cuối truyện là ánh mắt dì Hin nhìn May qua liếp cửa, ánh nhìn rưng rưng trìu mến, ấm áp như một vòng ôm là chi tiết cảm động. Sự nghèo khó có thể khiến cho con người ta buồn khổ nhưng nhất định phải biết nuôi dưỡng niềm tin và tình thương, sự sẻ chia. Thông qua nhân vật chính, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về khát vọng hạnh phúc và những giá trị sống nhân văn. Dòng đời như những chuyến phà qua sông. Có những người gặp thời may mắn kịp chuyến, lại có những người chỉ chậm một bước chân mà lỡ cả chuyến nhân duyên. Song đôi khi trễ muộn một lần lại như cơ hội hiếm hoi được sống chậm để có dịp thanh lọc tâm hồn và thấm thía rằng: hạnh phúc chẳng phải điều gì quá xa lạ cao siêu, mà gần gũi và giản dị như một cái nắm tay ấm áp, một ánh mắt bao dung chở che, một sự đồng cảm tha thiết chân thành, xoa dịu những nỗi buồn thương xót xa trong cuộc đời.

“Nghiệp quả”: Cảnh tỉnh con người về nhân cách sống

“Nghiệp quả”: Cảnh tỉnh con người về nhân cách sống

Ngày phát hành 11:46 | 7/1/2022

Lượt nghe: 989

Câu chuyện bắt đầu từ chiếc đồng hồ của người đã khuất và hành xử của nhân vật Hắn với người yêu của người bạn đã hy sinh . Hành xử của Hắn thể hiện nhân cách hắn . Hắn đã không một lần trung thực với lời hứa với người đã khuất, không một lần trung thực với người yêu của bạn. Sau là vợ của hắn . Hắn đã phải trả giá đắt cho sự thiếu trung thực đó của mình. Tác giả sử dụng bút pháp hiện thực huyền ảo trong câu chuyện. Nó được miêu tả giống như những giấc mộng du, những giấc mơ nửa hư nửa thực, dằn vặt, ám ảnh hắn không để cho hắn sống thanh thản. Đầu tiên là sự bỏ đi mất tích của người vợ, không biết còn sống hay đã chết khi phát hiện ra sự dối trá của hắn . Tiếp đó là sự hiện diện của ngươi đàn ông áo đen và người đàn bà áo trắng trong những cơn mộng du của hắn . Thủ pháp này không còn là mới mẻ với người viết hiện nay. Song với một cây bút lành nghề như nhà văn Đức Ban – thủ pháp này được vận dụng một cách tự nhiên , khá nhuyễn khiến truyện lôi cuốn từ những dòng đầu, khi tạo dựng không gian truyện , khiến tốc độ truyện đi nhanh mặc dù cốt truyện không có gì mới. Mượn các yếu tố mang tính tâm linh nhà văn Đức Ban muốn nhắn nhủ những vấn đề đạo đức của con người, về cái nghiệp phải trả cho những hành động sai trái của mình. Một lần nữa truyện cảnh tỉnh con người ta về nhân tính, về nhân cách sống. Chất lượng sống phụ thuộc vào tinh thần sống, hành vi sống của mỗi chúng ta. Sống sao để thanh thản, không cảm thấy ân hận và nuối tiếc. (Lời bình của BTV Lê Tuyết Mai)

“Người bán than ở Chí Linh”: Thăng trầm cuộc đời Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư

“Người bán than ở Chí Linh”: Thăng trầm cuộc đời Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư

Ngày phát hành 16:54 | 14/9/2021

Lượt nghe: 991

Truyện gắn “người bán than ở Chí Linh” viết về thời nhà Trần nhưng không đi sâu 3 lần chiến thắng vang dội của nhà Trần trước quân xâm lược Nguyên Mông mà đi vào đề tài giao thương của đất nước giai đoạn này. Nhân vật chính của câu chuyện là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, một con người có tài có tâm nhưng cuộc đời long đong trắc trở. Vì tha cho Sái Minh, một tù binh quân địch mà Nhân Huệ Vương bị đuổi khỏi hoàng cung. Giấu đi thân phận quyền quý, ông trở thành một người bán than ở Chí Linh. Khi nhận được chỉ của Hoàng thượng, Nhân Huệ Vương quay về triều cầm quân ra biên ải chống giặc. Những thăng trầm của cuộc đời khiến ông hiểu hơn cuộc sống dân tình thế thái. Những hi sinh mất mát thầm lặng của hàng triệu người dân trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, những khó khăn trong đời sống sinh kế của nhân dân. Truyện ngắn được viết theo dòng hồi tưởng, tự sự của nhân vật với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Là sự chua chát trước bất công nơi triều chính, là tình cảm ân nghĩa khi nghĩ về người mẹ nuôi, về những người cưu mang, hi sinh để mình được sống, là sự đồng cảm với cuộc sống khó khăn của người dân., Trong xã hội phong kiến, những người buôn bán bị coi rẻ nhất. Từng là người dân bình thường đi bán than Nhân Huệ Vương hiểu hơn vai trò, địa vị của người thương lái trong cuộc sống. Chính vì vậy ông không ngại điều tiếng, không ngại chê trách của triều đình, Nhân Huệ Vương trực tiếp tham gia công việc buôn bán của người dân, góp phần giúp người dân đỡ cơ cực. Truyện ngắn nhiều chi tiết xúc động giúp người đọc, người nghe hiểu hơn về một gia đoạn lịch sử hào hùng của đất nước, hiểu hơn về một vị danh tướng lẫy lừng thời nhà Trần – Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Nước mắt thánh nhân”: Nỗi niềm của Thánh Gióng

“Nước mắt thánh nhân”: Nỗi niềm của Thánh Gióng

Ngày phát hành 9:5 | 3/11/2023

Lượt nghe: 704

Truyện ngắn “Nước mắt thánh nhân” của nhà văn Đỗ Hàn mà chúng ta vừa nghe dựa trên câu chuyện truyền thuyết “Thánh Gióng”, được viết tiếp hậu truyền thuyết này với những tình huống, tình tiết khác, khá bất ngờ và hấp dẫn. Chuyện truyền thuyết về Ông Gióng thì người ta đã biết mấy ngàn năm rồi còn gì? Vậy mà qua tay bút Đỗ Hàn, Gióng rất đời thường, sinh động và bi kịch vô cùng. Câu chuyện làm chúng ta cảm động khi chàng trai làng Phù Đổng ấy có một tình thương yêu với mẹ mình quá đỗi. Chàng trai ấy đối xử, nói năng với người mẹ của mình bằng tất cả lòng hiếu thảo, chàng muốn đi tìm cha, muốn được như bao người con khác có một gia đình trọn vẹn. Mong muốn ấy thật đáng trân trọng. Câu chuyện mẹ con chàng Gióng rong ruổi đi tìm cha khắp nơi khiến người đọc, người nghe vô cùng cảm động. Đây là góc rất chân thực và chính đáng của con người đời thường, không tô vẽ bởi công trạng lớn lao mà ẩn sâu trong từng suy nghĩ, niềm khao khát và ước mơ chính đáng, được sống một cuộc đời bình thường, có mái ấm gia đình, cha mẹ đoàn viên. Từ đó, chúng ta có thế thấy được thông điệp từ tác phẩm, đó là tấm gương trung - hiếu - dũng mang tâm hồn Việt được nhà văn Đỗ Hàn khắc sâu trong hình tượng ông Gióng, một nhân vật truyền thuyết lịch sử nhưng hết sức gần gũi, rất con người. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Phép lạ”: Luật nhân quả

“Phép lạ”: Luật nhân quả

Ngày phát hành 14:59 | 1/12/2021

Lượt nghe: 833

Truyện ngắn pha trộn giữa yếu tố hiện thực và kì ảo về cuộc đời của bác sĩ Trần. Bác sĩ Trần là một người thành công trên sự nghiệp nhưng cuộc sống thì lại thất bại. Xét về chuyên môn thì bác sĩ Trần cũng bình thường nhưng làm việc ở một thành phố nhỏ nên ông chiếm được một vị trí quan trọng. Bác sĩ Trần kiếm được nhiều tiền thỏa mãn ham mê tiền bạc của mình. Thế nhưng một cơ ngơi khang trang với một công việc béo bở được mọi người coi trọng với bác sĩ Trần là chưa đủ. Ông thấy mình vẫn chưa kiếm được một người phụ nữ đẹp cho đời mình. Với bác sĩ Trần thì đời sống vật chất không thiếu nhưng đời sống tinh thần thì quá nghèo nàn. Tất cả những thiếu thốn về cuộc sống tinh thần, những áp lực kiếm tiền, tình cảm, công việc khiến tâm lý bác sĩ Trần bất ổn và ông trút hết bức bối vào chú lợn Bob, vật nuôi của mình. Bob trở thành bịch cát để ông ta xả Stress sau một ngày căng thẳng. Và cuối cùng bác sĩ Trần đã phải trả giá cho hành động của mình. Tác giả sử dụng những chi tiết kì ảo mang tính biểu tượng trong truyện cổ tích là hình ảnh quả táo của mụ già xấu xí. Chi tiết này khiến người đọc, người nghe nhớ ngay tới quả táo độc của mụ phù thủy trong truyện cổ tích “Công chúa và bảy chú lùn”. Hai quả táo mà bà già kì lạ trả tiền chữa bệnh cho bác sĩ Trần cũng có phép lạ. Hai quả táo sẽ khiến người ăn nó thực hiện được ước mơ của mình. Khi chú lợn Bob ăn quả táo thì phép lạ đã xảy ra, bác sĩ Trần và chú lợn Bob hoán đổi vị trí cho nhau. Truyện ngắn cuốn hút người đọc, người nghe bởi yếu tố kì ảo cũng như chi tiết bất ngờ. Lúc đầu truyện chúng ta tưởng là kể về công việc của một bác sĩ nhưng rồi dần dần xuất hiện nhiều yếu tố kì lạ. Đỉnh điểm là màn hoán đổi giữa chú lợn Bob và bác sĩ Trần. Truyện ngắn gửi tới chúng ta về sự nhân quả cũng như mối quan hệ giữa con người và các loài vật khác. Bác sĩ Trần chữa bệnh chỉ vì tiền, ông ta giận dữ khi bà lão trả tiền chữa bệnh bằng hai quả táo. Ông đối xử tệ bạc với chú lợn Bob nên phải trả giá cho hành động của mình. Bob là chú lợn nhưng cũng có thể hiện là một đối tượng khác ngoài bản thân mình. Nếu con người đối xử tồi tệ với người khác thì sớm hay muộn thì người đó sẽ phải nhận cái quả đắng mà thôi.

“Sau lưng là rừng thẳm": Vui buồn cuộc sống của người công nhân xây dựng

“Sau lưng là rừng thẳm

Ngày phát hành 0:0 | 2/5/2019

Lượt nghe: 670

Qua lời kể của nhân vật tôi thì cuộc sống của những người công nhân xây dựng nơi rừng sâu núi thẳm hiện nay đầy màu sắc. Nhiều mảnh đời khác nhau với một số phận, hoàn cảnh, tính cách khác nhau từ nhiều phương trời tụ hội chung công việc xây dựng. Trong hoàn cảnh heo hút, công việc vất vả lại đồng lương không ổn định thì sự đối lập giữa tốt và xấ, cái thiện và cái ác càng rõ nét...(Đọc truyện đêm khuya phát 29/04/2019)

“Tính cách Nga”: Lòng nhân ái, thủy chung của con người

“Tính cách Nga”: Lòng nhân ái, thủy chung của con người

Ngày phát hành 10:17 | 23/2/2021

Lượt nghe: 1463

Truyện ngắn “Tính cách Nga” là một tác phẩm với dung lượng vừa phải. Tuy nhiên, chính trong tác phẩm không lớn này, A-lếch-xây Tôn-xtôi đã làm nổi bật những nét chính yếu trong tính cách của dân tộc Nga thông qua câu chuyện không quá nhiều tình tiết. Thực sự, con người ta thường chỉ bộc lộ đúng bản chất của mình trong những tình huống éo le đau đớn nhất. Và những con người trong truyện ngắn “Tính cách Nga” cũng đã hành xử đúng với mình nhất, xứng đáng với đạo lý và tình nghĩa nhất khi phải đối mặt với hiện thực đầy mất mát và bi thảm. Tác phẩm kể về người lính xe tăng Ê gô Đrê-mốp. Anh vốn là một thanh niên đẹp trai, tuấn tú, rất yêu thương cha mẹ mình. Anh cũng có cô người yêu Katya xinh đẹp ở làng mà anh coi như báu vật. Trên chiến trường, anh lập được nhiều chiến công nhưng vốn là người khiêm nhường nên không hay kể lể về thành tích của mình. Trong một trận đánh, xe tăng bị bắn cháy và Drê -mốp đã bị thương nặng. Anh phải trải qua nhiều ca phẫu thuật mới thoát được cái chết mười mươi. Rốt cục gương mặt anh bị biến dạng, có nguy cơ bị loại ngũ. Tuy nhiên, anh vẫn kiên quyết đề nghị cấp trên cho anh trở lại trung đoàn cũ. Cấp trên cho anh nghỉ phép hai mươi ngày về thăm nhà trước khi lại ra chiến trường. Về quê cũ, không muốn làm cha mẹ phải đau đớn vì khuôn mặt đã bị biến dạng của mình, Đrê -mốp xưng là bạn của con trai họ. Và anh đã được gia đình tiếp đón rất tình cảm. Sáng hôm sau, Ca-chi-a cũng tới thăm anh và hỏi chuyện về người yêu của mình… Đrê - mốp đã kể về các chiến tích của người lính và quyết định sẽ vĩnh viễn ra khỏi cuộc đời Ca-chi-a để không làm cô đau đớn…Trở lại chiến trường, Đrê -mốp đã nhận được thư của người mẹ: bằng sự linh cảm của hiền mẫu, bà muốn hỏi anh: có phải đó là chính anh đã trở về thăm nhà hay không? Vì bà luôn có cảm giác anh thực sự là con trai bà… Bà nói rằng, bà tự hào về con trai mình và muốn gặp lại anh để biết sự thật… Rồi Đrê-mốp có cơ hội gặp lại mẹ, gặp lại người yêu. Ca-chi-a nói rằng cô chỉ muốn suốt đời sống với anh thôi dù gương mặt anh bây giờ không như xưa nữa…Đó là nét tính cách Nga mà A-lếch-xây Tôn-xtôi muốn nói tới, sự nhân ái thủy chung không gì có thể thay đổi, càng trong bi thương càng ngời sáng và bền vững…(Lời bình của nhà thơ Hồng Thanh Quang)

“Trăng sáng vườn dưa”: Tính nhân văn và cái đẹp của con người

“Trăng sáng vườn dưa”: Tính nhân văn và cái đẹp của con người

Ngày phát hành 14:16 | 26/6/2023

Lượt nghe: 884

Cuộc đời con người ta hẳn ai cũng có lúc mắc phải sai lầm, chỉ là sai lầm nhỏ hay to, sửa sai được hay không mà thôi. Lão Điểu-nhân vật chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe, không phải mắc một mà hai sai lầm, song rất may là lão biết đứng dậy và kịp thời làm lại. Lần thứ nhất, lão phải lòng Loan-người đã có một đời chồng và một đứa con, dẫn đến việc phản bội đồng đội, xóm làng, quê hương làm tay sai cho quân Pháp. Lần thứ hai, lão định theo bọn phản động trong nước…Cả hai lần lão đều phải trả giá là mất đi hai ngôi nhà to. Nhưng cái mất lớn hơn đối với lão không phải là giá trị vật chất mà là lòng tin. Lần thứ nhất là của anh em đồng đội, bà con hàng xóm láng giềng, lần thứ hai là của các con…Nhưng cái hay, cái giá trị của tác phẩm và nó cũng thể hiện bản lĩnh của lão Điểu là lão biết đứng dậy một cách tự tin và kiêu hãnh, quyết tâm làm lại cuộc đời. Dẫu không còn nhà để ở, dẫu ba anh con trai xa lánh hắt hủi, thì lão cũng không lấy đó làm buồn phiền, hay một lời ca thán oán trách. Lão lặng lẽ ra ở riêng trong một túp lều lợp rạ ở bìa làng cùng một thuở ruộng để trồng dưa. Ruộng dưa ấy, dưới bàn tay chăm chỉ đào sâu cuốc bẫm của lão, đã cho ra đời những quả dưa “như đàn lợn con béo múp” và ngọt lịm. Những quả dưa đã nuôi sống lão và cho lão niềm vui sống. Với cái nhìn nhân văn giàu lòng vị tha, nhà văn đã không xây dựng nhân vật lão Điểu đi theo hướng bi kịch, dẫn tới kết cục buồn đau. Người đọc người nghe không hề ghét bỏ lão, trái lại còn lo lắng và tỏ ra thương cảm cho cuộc đời gập ghềnh của lão. Hình ảnh cô gái xuất hiện trong túp lều của lão Điểu ở phần cuối truyện mang không khí liêu trai, hiện thực huyền ảo, song chứa nhiều ẩn dụ. Nó là phần tốt đẹp trong con người lão, luôn thường trực trong lão và có dịp thì trỗi dậy. Nó cũng thể hiện khát khao cái đẹp, hướng thiện trong bất cứ con người nào chứ không riêng gì lão Điểu. Vì thế, truyện gây ấn tượng trong lòng người đọc người nghe bởi tính nhân văn và cái đẹp của con người. (Lời bình của BTV Nguyễn Vũ Hà)

“Vòng trong nhân hậu” (P1): Cuộc gặp gỡ định mệnh

“Vòng trong nhân hậu” (P1): Cuộc gặp gỡ định mệnh

Ngày phát hành 15:19 | 25/4/2024

Lượt nghe: 285

Trong số các tác giả văn xuôi đương đại xứ Nghệ, nhà văn Hồ Ngọc Quang là gương mặt để lại nhiều ấn tượng cho độc giả. Hồ Ngọc Quang có khả năng viết nhiều thể loại như truyện ngắn, ký, kịch nói, thể loại nào cũng có những đóng góp đáng ghi nhận. Nhà văn Hồ Ngọc Quang bén duyên với văn chương từ cuối những 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Ngay từ khi còn rất trẻ, ông đã đạt giải Nhất cuộc thi Ký báo Nghệ An, tiếp đó, đạt giải Nhì cuộc thi truyện ngắn của Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An. Từ đó đến nay, ông vẫn miệt mài sáng tác, đặc biệt là những tác phẩm dành riêng cho Quỳnh Lưu quê ông. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin gửi tới quý vị và các bạn phần mở đầu truyện ngắn “Vòng tròn nhân hậu” của nhà văn Hồ Ngọc Quang, một tác phẩm mới sáng tác của ông:

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 12): Phương án nhân sự

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 12:51 | 20/12/2022

Lượt nghe: 178

Hồ sơ cá nhân của Quang Thiện đã được bí thư tỉnh ủy đọc và xem xét khá kỹ càng. Kể cả hồ sơ của Đỗ Thiết. Ông bí thư trao đổi với cấp dưới về những phương án sắp tới nhân sự của Đài Bắc Hà, phải hết sức thận trọng vì ông biết nội bộ của Đài đang rất lục đục, bất hòa. Tin đồn Quang Thiện sẽ lên giám đốc Đài lan đi khắp nơi, thông tin từ phía các phóng viên khiến cho mọi người càng bán tín bán nghi. Chưa dừng lại ở đó, mấy ngày sau lại rộ lên tin đồn về Đỗ Thiết và Trần Thụy cũng đang âm thầm quyết chiến vị trí cao nhất này. Không khí làm việc của cơ quan xôn xao hẳn, đâu đâu cũng bàn tán, xì xầm, chẳng ai chuyên tâm vào sản xuất chương trình khiến cho chất lượng đi xuống. Biểu đồ tăng trưởng kinh tế âm, lượng khán giả giảm sút, đồng thời các hãng quảng cáo cũng không mặn mà với Đài, doanh thu vì thế mà giảm sút trầm trọng. Quang Thiện nắm bắt được tình hình và báo cáo gấp với lãnh đạo để tìm ra giải pháp khắc phục. Qua giọng đọc PTV Minh Nguyệt, mời các bạn tiếp tục dõi theo diễn biến tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái:

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 27): Bất ngờ ở Hội nghị công nhân viên chức

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 10:26 | 4/1/2023

Lượt nghe: 168

Tuy nắm được tin cấp trên đang cất nhắc về chức danh của mình, Quang Thiện vẫn không một chút tỏ ra ta đây, anh vẫn cần mẫn làm công việc chuyên môn. Gần đây, anh thấy hẫng hụt vì từ ngày đồng chí Hoàng Minh lên TW, anh không còn được nghe Bí thư cũ gọi điện góp ý khen- chê về chương trình như trước. Nhưng tâm niệm của một người làm nghề chân chính nhắc nhở Quang Thiện rằng dù không có ai giám sát hay đốc thúc, anh vẫn sẽ hết mình với vai trò và của mình. Ngắt quãng dòng suy nghĩ, Quang Thiện chuẩn bị đến cơ quan chủ trì Hội nghị công nhân viên chức đầu năm. Vợ anh hẹn khi kết thúc Hội nghị, vợ chồng anh sẽ về quê thăm bố mẹ vì bố anh đang ốm. Hội nghị diễn ra vốn đã bất ổn với tình hình thời tiết, sự thiếu vắng của khách mời cấp trên và sự nhốn nháo tranh qua, đấu lại của hai phe nhóm thì lại càng không thể bình thường khi Mùi già vượt mưa mang mấy sấp báo về phát cho mọi người. Sau đó, bạc phò xung phong phát biểu. Câu chuyện tiếp diễn ra sao? Bạc phò xung phong phát biểu chỉ đơn thuần là đóng góp ý kiến chuyên môn? Sau đây, qua giọng đọc PTV Minh Nguyệt, mời các bạn dõi theo những trang tiếp tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái:

Trái tim nhân hậu người đàn ông - thông điệp "Hạnh phúc thật gần"

Trái tim nhân hậu người đàn ông - thông điệp

Ngày phát hành 0:0 | 23/12/2015

Lượt nghe: 3574

Cuộc sống vợ chồng phu hồ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tình yêu thời trẻ đầy sẻ chia và thông cảm có làm điểm tựa cho họ vượt lên tất cả? Bằng tấm lòng bao dung và độ lượng, người chồng đã biết vun vén và giữ lại được không gian hạnh phúc thực sự trước bao cám dỗ cuộc đời.( Đọc truyện đêm khuya 22/12)

Truyện danh nhân: Bà Huyện Thanh Quan và những con chim sâm cầm

Truyện danh nhân: Bà Huyện Thanh Quan và những con chim sâm cầm

Ngày phát hành 11:15 | 23/11/2022

Lượt nghe: 227

Vùng đất Nghi Tàm, Thăng Long xưa vốn là nơi hội tụ nhiều văn nhân tài tử vang danh. Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Hinh là một trong số đó. Những giai thoại xoay quanh cuộc đời bà đều cho thấy chân dung một tài nữ hiếm có trong lịch sử văn học dân tộc ta. Truyện ngắn này của nhà thơ Ngô Văn Phú điểm lại những chi tiết, câu chuyện soi tỏ tấm lòng, đức độ, tài năng của Bà Huyện Thanh Quan, trong đó đi sâu vào công lao của bà trong việc giúp dân làng Nghi Tàm thoát khỏi lệ tiến cống chim sâm cầm cho triều đình và các phủ, huyện. Truyện ngắn danh nhân, lịch sử nếu không cao tay rất dễ bị lệ thuộc vào các tư liệu, thiếu chất văn, chất đời. Với truyện ngắn này, nhà văn Ngô Văn Phú cho thấy sự kỳ công trong việc tìm hiểu về nguồn gốc, xuất xứ của một “phép vua”. Những câu văn giàu hình ảnh, kết cấu câu chuyện liền mạch cho thấy tác giả đã thực sự đi sâu vào tâm tư, tình cảm của các nhân vật cũng như nỗ lực lột tả giai thoại từ góc nhìn ngưỡng vọng tới tiền nhân của một một bậc hậu sinh hiểu sử và hiểu đời. Từ tích truyện gắn với tục tiến cống sâm cầm, truyện ngắn của nhà thơ Ngô Văn Phú tô đậm tấm lòng với đất và người Thăng Long xưa của Bà Huyện Thanh Quan, điều mà bà đã thể hiện trong nhiều áng thơ nổi tiếng. Ở kinh đô Huế nhưng trái tim bà luôn hướng về cố hương. Nữ học quan Cung Trung giáo tập đã làm được một việc có ý nghĩa lưu vào ngọc phả làng Nghi Tàm. Nhờ đó, tên tuổi của bà không chỉ sáng ngời trong văn học mà còn để lại tiếng thơm giữa đời thường. Giai thoại dân gian qua ngòi bút của nhà thơ Ngô Văn Phú cũng là một phép ẩn dụ về thân phận con người trong biến động thời cuộc. Viết truyện danh nhân mà gợi lên được những cảm xúc đời thường, nói lên được những điều chưa thể hiển hiện một cách sinh động qua tư liệu lịch sử, nhà thơ Ngô Văn Phú đã cho thấy phong cách sáng tác đặc sắc, cá tính với một đề tài văn xuôi chung thủy. (Lời bình của BTV Võ Hà)

Truyện ngắn "Ánh trăng lu": Ảo mờ kiếp nhân sinh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2018

Lượt nghe: 1035

Nhìn dưới ánh trăng rằm thì mọi sự có thể đều chói lọi, rực rỡ. Nhưng hãy thử nhìn dưới ánh trăng lu thì khác, tất cả sẽ mờ mờ nhân ảnh, mù mịt. Khối chuyện chuyện cười ra nước mắt, khối bi hài kịch…(Đọc truyện đêm khuya phát 18/12/2018)

Truyện ngắn "Bản nhạc vẫn còn xanh": Lòng nhân ái của những "người chở đò"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2017

Lượt nghe: 3979

Học trò đâu chỉ cần học kiến thức văn hóa mà còn cần được nuôi dưỡng tâm hồn, giáo dục nhân cách, chắp cánh những ước mơ. Và những buổi học nhạc của thầy Đoàn đã làm được điều đó. Mỗi em là một nốt nhạc – những nốt nhạc lấm láp. Cả lớp tạo nên một dàn hợp xướng. Cuộc sống là những bản nhạc giao hưởng vĩ đại. Nhờ thầy mà mỗi buổi lên lớp của đám học trò nhà quê không còn nhạt nhẽo vô vị. Tác phẩm của nhà văn Đỗ Tiến Thụy toát lên tình nhân văn nhân ái của những người thầy vì sự nghiệp ươm mầm. (Đọc truyện đêm khuya 13/11/2017)

Truyện ngắn "Chõe bò": Quyết không để nhân cách, tâm hồn bị vẩn đục

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2017

Lượt nghe: 6802

Truyện không nhiều nhân vật. Ngoài nhân vật chính: lão Chõe (biệt danh Chõe “bò”) còn có nhân vật Binh (cháu họ của lão Chõe) là cai thầu xây dựng và nhân vật Diễm (vợ một quan chức địa phương). Lão Chõe, một người chăn bò được Binh gọi là “ông trẻ” thuê làm bảo vệ buộc phải chứng kiến mọi việc chướng tai gai mắt. Điều đáng quí và trân trọng ở một người nông dân chân lấm tay bùn tuy chỉ biết có đàn bò nhưng đã có suy nghĩ chín chắn mà không phải ai cũng hiểu ra: “Chậm nhưng mà sạch”. (Đọc truyện đêm khuya 15/9/2017)

Truyện ngắn "Dược danh ngụ ký tình nhân": Nỗi lòng người đang yêu

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 18/2/2016

Lượt nghe: 3903

Điều ấn tượng nhất ở tác phẩm chính là bài "Dược danh ngụ ký tình nhân"(cũng là nhan đề truyện ngắn). Sự độc đáo ở chỗ mỗi câu hát gửi người tình đều có tên một vị thuốc bắc(duyên "Xích thược"; nghĩa "Quế chi";vui vầy "Viễn chí";nên nghĩa "Hoàng liên";cạn lời "Bạch truật"; trọn nghĩa "Đương quy"...).Mỗi câu hát đã bao hàm và ẩn chứa tình cảm đậm đà của người trong cuộc.(Đọc truyện đêm khuya 17/02/2016)

Truyện ngắn "Mắc cạn" hay chuyện hôn nhân dở cười dở khóc

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 7/7/2017

Lượt nghe: 8809

Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ của cặp đôi Hảo - Túc. Có những nguyên nhân mang tính phổ biến, có những nguyên nhân thuộc về hai cá thể không dung hòa, không tìm được tiếng nói chung. Tuy nhiên, điều hài hước và cay đắng là dù không còn là vợ chồng nhưng họ vẫn là bố mẹ, vẫn phải co kéo tất bật cho cái tổ ấm không còn trên danh nghĩa pháp luật. Cả hai đã "mắc cạn" trong không gian hai mươi tư mét vuông, "mắc cạn" với những ước mơ dự định cuộc đời, "mắc cạn" ở chính cái lưới mà họ đã giăng ra nhưng không có ý định thu lại. Tình huống của Hảo và Túc thực sự bi hài, nhưng cũng khó trách họ được, bởi họ cũng chỉ là hai mắt xích nối tiếp nhau, xô đẩy nhau trong chuỗi mắt xích đang vận hành. (Đọc truyện đêm khuya 06/7/2017)

Truyện ngắn "Quả phúc ngọt lành": Chân dung người quản giáo nhân hậu

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2015

Lượt nghe: 2179

Tác phẩm đã dựng nên chân dung người quản giáo già tốt bụng và nhân hậu, để lại suy ngẫm về quy luật gieo gặt "nhân – quả" ở đời. Với truyện ngắn này, người đọc, người nghe đã có được những khoảnh khắc sống trong không khí ấm cúng của văn chương viết về một đề tài mà báo chí chỉ thường phản ánh ở khía cạnh nêu gương. (Đọc truyện đêm khuya 29/08).

Truyện ngắn "Tầm gửi": Sự tha hóa nhân cách

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 16/5/2017

Lượt nghe: 8044

Những tưởng ông trưởng thôn Tiết Tháo là người có khí phách (như tên khai sinh cha mẹ đặt cho)nhưng hóa ra lại là kẻ vô cùng hèn nhát, luôn tìm cớ để trốn tránh nghĩa vụ, thế mà vẫn ung dung leo lên hàng ngũ lãnh đạo, mở mồm là cao ngạo dạy đời. Ông Nhu hay ông Tháo chỉ là thứ “tầm gửi”, ranh ma, lắm chiêu nhiều kế nên thời nào cũng khôn khéo tồn tại. Sự tha hóa nhân cách, vẩn đục tâm hồn đã khiến họ không còn là những “công bộc” của dân. (Đọc truyện đêm khuya 15/5/2017)

Truyện ngắn “Chuyện không muốn kể”: Buồn thương nhân tình thế thái

Truyện ngắn “Chuyện không muốn kể”: Buồn thương nhân tình thế thái

Ngày phát hành 0:0 | 23/10/2019

Lượt nghe: 1631

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy xuất hiện trên văn đàn với một giọng điệu lạ, nhiều ấn tượng, khai thác những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng như biển đảo hay những góc nhìn khác về chiến tranh. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 24/10/2019, gửi tới các bạn truyện ngắn “Chuyện không muốn kể” – một truyện ngắn mang một giọng điệu khác, buồn thương về nhân tình thế thái...

Truyện ngắn “Con đường nhân thế”

Truyện ngắn “Con đường nhân thế”

Ngày phát hành 0:0 | 4/3/2015

Lượt nghe: 1270

Một câu chuyện về gia đìnhi chạm đến đề tài nóng mang tính thời sự. Đó là tình trạng tai nạn giao thông gia tăng nghiêm trọng trong những năm gần đây làm tan vỡ bao cuộc đời, gây bất hạnh cho bao gia đình. Truyện chạm đến nhân cách, phẩm giá, phần giá trị nhất trong mỗi con người. (Đọc truyện đêm khuya 3/3/2015).

Truyện ngắn “Con Mốc”: Nhân tình thế thái nơi làng quê

Truyện ngắn “Con Mốc”: Nhân tình thế thái nơi làng quê

Ngày phát hành 0:0 | 6/10/2017

Lượt nghe: 5628

Xem ra, con Mốc (con chó già trung thành tận tụy của lão kép cải lương) chỉ là cái cớ để nhà văn dẫn dắt câu chuyện khá ly kỳ. Từ chuyện của Mốc đến chuyện làng, chuyện xã, chuyện mâu thuẫn giữa anh em Nhất - Nhì, cái chết oan uổng của cụ Cậy - mẹ đẻ anh em Chủ tịch xã v.v...Tác phẩm đậm chất hiện thực - một hiện thực vừa xót xa vừa cay đắng với bối cảnh làng quê và những người nông dân trong sự thay đổi chóng mặt thời kinh tế thị trường. (Đọc truyện đêm khuya 05/10/2017)

Truyện ngắn: "Đợi mùa nắng ấm": Đong đầy cảm hứng nhân văn

Truyện ngắn:

Ngày phát hành 0:0 | 22/3/2017

Lượt nghe: 7084

Chờ ngày nắng lên, chờ mùa nắng ấm để xua tan những ngày đông giá rét, mong ngày mai cuộc sống sẽ đổi thay, có cơm no và áo ấm, số phận những con người ấy sẽ sáng sủa hơn, tươi đẹp hơn. (Đọc truyện đêm khuya 20/3/2017)

Vườn cây kể chuyện: Truyện ngắn giàu nhân ái của Lê Minh Khuê

Vườn cây kể chuyện: Truyện ngắn giàu nhân ái của Lê Minh Khuê

Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2015

Lượt nghe: 4247

Cuộc đời nhiều vất vả, hy sinh của người mẹ quê được khắc họa bằng những hình ảnh cảm động. Tấm lòng nhân ái, bao dung của bà cụ Tuy làm điểm tựa cho những người con trong suốt cuộc đời. Chân dung người mẹ đôn hậu, giàu đức hy sinh hòa quyện vào hình ảnh khu vườn đầy mến thương.(Truyện ngắn " Vườn cây kể chuyện" 19/5)

Văn hóa Hồng Lam - Thăng Long trong thi nhân Nguyễn Du

Văn hóa Hồng Lam - Thăng Long trong thi nhân Nguyễn Du

Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2015

Lượt nghe: 1440

Cội nguồn núi Hồng, sông Lam hòa quyện trong văn hóa Thăng Long đã đúc kết tâm hồn, tình cảm và trí tuệ trong con người Nguyễn Du để rồi tạo nên vẻ đẹp hơn ba ngàn câu Kiều và hàng trăm bài thơ chữ Hán, chữ Nôm.Các nhà thơ, các tác giả Phong Lê,Vương Trọng,Nguyễn Đăng Điệp,Biện Minh Điền,Mai Quốc Liên,Đỗ Trung Lai...giúp chúng ta tưởng vọng về Nguyễn Tiên Điền.(Tiếng thơ 13+14/12)

Thơ Rasul Gamzatov: Thông điệp về tình yêu và lòng nhân ái

Thơ Rasul Gamzatov: Thông điệp về tình yêu và lòng nhân ái

Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2015

Lượt nghe: 1427

Những bài thơ khởi nguồn của nhiều ca khúc đắm say. Hé lộ của nhà thơ Vũ Quần Phương về tâm tư một người nặng lòng với thơ ca và cuộc sống. Chùm thơ của Rasul Gamzatov cho thấy vẻ đẹp diệu kì của tình yêu và lòng nhân ái...

Tâm tình người chiến sĩ Công an nhân dân

Tâm tình người chiến sĩ Công an nhân dân

Ngày phát hành 11:16 | 5/8/2022

Lượt nghe: 1791

Chương trình đêm nay dành toàn bộ thời lượng để nhắc nhớ về hình ảnh và tâm tình của người chiến sĩ Công an nhân dân. Bên cạnh chùm thơ của những tác giả đã và đang công tác trong ngành Công an, chúng ta sẽ được lắng nghe Thiếu tá, nhà thơ Hoàng Anh Tuấn tâm sự về những vần thơ viết về cha - Một chiến sĩ Công an nhân dân. Cảm kích trước tấm gương hy sinh dũng cảm của ba chiến sỹ Công an khi làm nhiệm vụ chữa cháy ở TP Hà Nội mới đây, tác giả Phát Dương đã viết bài thơ có nhan đề “Nở” như một ngọn nến thắp lên lòng tri ân giữa thời khắc thảng thốt đau buồn.

Nguyễn Khoa Điềm – Nửa đời chính khách vẫn là văn nhân

Nguyễn Khoa Điềm – Nửa đời chính khách vẫn là văn nhân

Ngày phát hành 9:52 | 22/3/2023

Lượt nghe: 695

Nhìn lại nền thơ Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20, lớp nhà thơ chống Mỹ có một vị trí đặc biệt quan trọng. Họ không những là lực lượng chủ đạo của nền văn học lúc ấy mà còn tiếp tục có một hành trình sáng tác dồi dào phong phú trong giai đoạn sau 1975. Có một nhà thơ thật đặc biệt thuộc thế hệ chống Mỹ sau 1975 đã trở thành một chính khách cấp cao trong bộ máy nhà nước Việt Nam, lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như: Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Nhưng điều quan trọng là hồn thơ của ông không vì các chức vụ chính khách mà bị suy giảm hay mai một. Nhà thơ ấy là Nguyễn Khoa Điềm. Năm nay, nhân dịp kỷ niệm tròn 80 năm ngày sinh của ông, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Khoa Điềm – Nửa đời chính khách vẫn là văn nhân.

Những tiếng thơ nhân nghĩa với cuộc đời

Những tiếng thơ nhân nghĩa với cuộc đời

Ngày phát hành 16:33 | 31/12/2021

Lượt nghe: 557

Trải qua một năm với nhiều thử thách chung của đất nước và mỗi cá nhân con người, những tiếng thơ vẫn cất lên thiết tha, mãnh liệt lòng biết ơn với cuộc sống. Chúng ta cùng lắng lại cảm xúc để nghe các tác giả đoạt giải tự thể hiện những sáng tác gửi tới cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” do Hội Nhà văn TP HCM tổ chức. Cũng từ TP HCM, nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên giãi bày cùng Tiếng thơ nguồn cảm hứng khởi sinh từ tâm thức lạc quan trong đại dịch Covid 19. Kết thúc chương trình và cũng là mở ra hi vọng mới, chùm thơ viết về sự khởi đầu của các nữ nhà thơ nổi tiếng như suối nguồn mát lành thanh lọc tâm hồn chúng ta vững vàng hành trình phía trước.

Hữu Loan – một tráng nhân thi sỹ

Hữu Loan – một tráng nhân thi sỹ

Ngày phát hành 0:0 | 24/3/2020

Lượt nghe: 940

Trong thế hệ thi nhân thời kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan có lẽ là một trong những người đặc biệt nhất, đặc biệt từ cuộc đời cho tới thơ ca. Cả đời ông chỉ in một tập thơ, nhưng chỉ với tập thơ ấy, và cũng chỉ cần hai bài “Màu tím hoa sim” và “Đèo cả” đã thể hiện một tài năng một tầm vóc thơ… (Tiếng thơ 25/03/2020)

Hai nhân với bảy là mười bốn hay mười ba?

Hai nhân với bảy là mười bốn hay mười ba?

Ngày phát hành 0:0 | 19/5/2016

Lượt nghe: 1518

Có một người đàn ông nọ, đã lớn tướng và đã có vợ rồi mà vẫn còn ăn vụng. Vì tính xấu này mà vợ chồng anh ta đã cãi cọ ầm ĩ tới mức phải mang nhau ra công đường để phân xử. Anh chồng dù phạm lỗi nhưng lại là người vô cùng láu cá. Anh ta đã nghĩ ra cách nào mua chuộc quan xử kiện để vô tội? Câu chuyện "Hai bảy là mười ba" sẽ cho chúng ta câu trả lời. (Kể chuyện và hát ru 18/5/2016)

Chiếc bánh nhân nho bé nhỏ

Chiếc bánh nhân nho bé nhỏ

Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2016

Lượt nghe: 1605

Có vợ chồng ông bà lão nọ rất nghèo khổ, sau bao ngày chắt chiu bột mì, thì cũng đến lúc nguồn lương thực của họ cạn kiệt. Ông bà lão liền vét nốt phần bột mì còn lại để làm nên chiếc bánh nhân nho cuối cùng. Chiếc bánh thơm phức ra lò, bà lão liền đặt chiếc bánh lên cửa sổ chờ nguội. Thế nhưng do ham chơi, nên chiếc bánh đã lăn đi rất xa. (Kể chuyện và Hát ru 16/8/2016)

Truyện "Con hươu có chín sắc màu": Câu chuyện về nhân quả

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 21/2/2017

Lượt nghe: 3315

Trong thế giới cổ tích, chúng ta không những gặp được nhiều ông Bụt, bà Tiên mà còn gặp được rất nhiều loài động vật kì lạ. Ví dụ như những chú mèo biết bay, những chú chim biết nói và có khi còn có tài tiên đoán nữa! Hôm nay,chúng ta sẽ gặp một chú hươu rất đặc biệt, qua câu chuyện về "Con hươu có chín sắc màu"! (Kể chuyện và hát ru 23/02/2017)

Truyện dài "Đất rừng phương Nam": Nguyên nhân cái chết của Võ Tòng (Buổi 23)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2018

Lượt nghe: 601

Sau đám tang Võ Tòng, lão Ba Ngù nhận lời về ở với gia đình An. Lão kể cho mọi người nghe lại sự việc chú Võ Tòng đã bị giết hại như thế nào. Khi Ba Ngù được Pháp thả ra, trên đường về thì lão gặp ông chủ nhiệm thôn bộ Việt Minh và Võ Tòng. Ba người bàn nhau lên kế hoạch phục kích quân Pháp. Một trận đánh quyết liệt diễn ra, Võ Tòng anh dũng giết chết mấy tên giặc Pháp và Việt gian nhưng cuối cùng trúng đạn của chúng. Mụ vợ Tư Mắm chính là kẻ khiến Võ Tòng bị hại. Để biết ba nuôi của An lên kế hoạch trả thù cho Võ Tòng như thế nào, các bạn cùng đón nghe tiếp truyện dài "Đất rừng Phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi vào chương trình sau. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 22/4/2018)

Truyện dài "Những tấm lòng cao cả" (Buổi 19): Lòng nhân hậu

Truyện dài

Ngày phát hành 14:14 | 31/10/2017

Lượt nghe: 813

Cậu bé Phan-sét-cô rất bất ngờ khi thấy cha xuất hiện khỏe mạnh trước mắt mình. Hóa ra người đàn ông mà cậu chăm sóc suốt 5 ngày qua không phải là cha của cậu. Chứng bệnh đan độc ở mặt khiến Phan sét cô tưởng nhầm người đàn ông là cha của mình. Cậu bé sung sướng khi cha đã khỏi bệnh nhưng vẫn xin ở lại để chăm sóc cho người đàn ông kia. Những giây phút cuối cùng giữa người bệnh và Phan-sét- cô trước khi ông ta chết khiến người đọc, người nghe xúc động. Lòng nhân ái của Phan-sét-cô giúp người bệnh ra đi thanh thản, hạnh phúc. (Văn nghệ thiếu nhi 29/10/2017)

Truyện dài "Những tấm lòng cao cả": Kết nối tình nhân ái (Buổi 23)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2017

Lượt nghe: 800

Enrico nhận được thư của bố. Ông tâm sự với cậu bé những điều giản dị mà xúc động về sự nhân văn, mong muốn Enrico trở thành một công dân tốt, giàu lòng nhân ái. Sau đó hai cha con Enrico đã có một buổi trải nghiệm thú vị khi tham gia lớp học buổi tối. Lớp học buổi tối đặc biệt như thế nào? Bây giờ qua giọng đọc của cô Kim Ngọc, mời các em nghe tiếp truyện dài “Những tấm lòng cao cả” của nhà văn Edmondo De Amicis, bản dịch của dịch giả Hoàng Thiếu Sơn, để cùng cảm nhận nhé! ( Văn nghệ thiếu nhi 10/11/2017)

Triển lãm "Together- Thành phố kết nối thực": Chắp cánh mơ ước nhân văn

Triển lãm

Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2018

Lượt nghe: 627

Các bạn nghĩ sao nếu những chiếc vỏ chai nhựa, giấy báo cũ… bỗng biến thành những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng? Hơn nữa, những vật dụng tưởng chừng hết giá trị sử dụng ấy được các bạn nhỏ hô biến thành các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt, chuyên chở những ước mơ về cuộc sống tươi đẹp thì còn gì ý nghĩa hơn? Đó chính là dấu ấn mà cô và trò Trung tâm nghệ thuật Vitamin Art thể hiện qua triển lãm “Together- Thành phố kết nối thực” đấy các bạn ạ! Chị Thúy Quỳnh đã tham dự triển lãm và có đôi điều cảm nhận về Triển lãm này. Mời các bạn cùng nghe! ( VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 09/05/2018)

Truyện ngắn "Nhà Tình ở trong rừng":Lấp lánh tình bạn và lòng nhân ái

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2016

Lượt nghe: 1283

Nhẹ nhàng nhưng cũng rất nhiều xúc cảm, truyện ngắn "Nhà Tình ở trong rừng" của nhà văn Du An mang tới cho chúng mình những cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên cảnh sắc vùng cao và nhất là những điều lắng đọng về tình bạn, tình thầy cô rất đỗi ấm áp, thân thương. (Trang Văn học tuổi mới lớn 15/4/2016).

Vẻ đẹp người công nhân mỏ

Vẻ đẹp người công nhân mỏ

Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2016

Lượt nghe: 963

Một trong những chuyến đi ý nghĩa mà các bạn đoạt giải “Cây bút tuổi hồng” tham gia: tới tham quan khu công trường than vỉa 4 (Công ty Cổ phần than Núi Béo, tỉnh Quảng Ninh). Các bạn được tận mắt chứng kiến cảnh khai thác than, sự trùng điệp của những núi than, vỉa than - thứ tài nguyên được xem là "vàng đen" của đất nước. Các cây bút nhỏ đã thực sự ngỡ ngàng và khâm phục công việc mà các cô chú công nhân đang làm ở đây.(Văn nghệ thiếu nhi 01/5/2016)

Xèo Chu - Cây cọ nhí tài năng và nhân hậu

Xèo Chu - Cây cọ nhí tài năng và nhân hậu

Ngày phát hành 17:10 | 26/8/2021

Lượt nghe: 669

Cây cọ nhí Xèo Chu đã thực hiện các cuộc triển lãm cá nhân ấn tượng tại Mỹ và Singapore, được đánh giá là một tài năng thiên bẩm. Tác phẩm của bạn đem đến sự ấm áp, với những gam màu tươi sáng nhẹ nhõm. Vừa qua, Xèo Chu còn dùng toàn bộ số tiền 2,9 tỉ đồng mà bạn ấy bán đấu giá tranh để mua trang thiết bị y tế ủng hộ cuộc chiến chống đại dịch Covid 19 đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 25/08/2021)

Vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa thế nào

Vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa thế nào

Ngày phát hành 0:0 | 7/6/2019

Lượt nghe: 523

Các biện pháp tu từ, trong có có biện pháp tu từ nhân hóa rất phổ biến trong tác phẩm văn chương, trong các bài tập Tiếng Việt. Để hiểu rõ hơn về việc vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa, chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Hương Giang với các bạn học sinh Bích Ngọc và Khánh Linh... (Văn nghệ thiếu nhi 10/06/2019)

Hóa thân vào nhân vật hoạt hình

Hóa thân vào nhân vật hoạt hình

Ngày phát hành 12:50 | 4/4/2023

Lượt nghe: 177

Hoạt hình anime và truyện tranh manga của đất nước Nhật Bản thường được mô tả bởi đồ họa tràn đầy màu sắc. Các nhân vật sống động và có đời sống nội tâm đa dạng, phong phú rất phù hợp với các bạn trẻ. Chính vì thế trong khuôn khổ của Lễ hội Việt – Nhật lần thứ 8 vừa được tổ chức ở Công viên 23 Tháng 9 (quận 1, thành phố Hồ Chí Minh), ngoài giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của đất nước mặt trời mọc, thì còn dành một không gian riêng để nhiều bạn trẻ được thỏa sức hóa thân vào nhân vật hoạt hình và nhân vật bước ra từ truyện tranh... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 07/03/2023)

Một nhà văn nhân hậu

Một nhà văn nhân hậu

Ngày phát hành 0:0 | 24/9/2020

Lượt nghe: 614

Nhiều sáng tác của nhà văn Vũ Tú Nam đã vinh dự được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, như tác phẩm “Cây gạo”, “Biển đẹp”… Vào một ngày mùa thu tháng 9, ông đã rời xa cõi tạm để về với miền cao xanh. Các thầy cô giáo và học sinh sẽ nhớ những áng văn đẹp, giàu cảm xúc đã được nhà văn viết nên từ chính tấm lòng yêu quý và trân trọng các em... (Văn nghệ thiếu nhi 15/09/2020)

Thế giới của trẻ em tự kỷ qua cái nhìn nhân văn

Thế giới của trẻ em tự kỷ qua cái nhìn nhân văn

Ngày phát hành 0:0 | 29/5/2017

Lượt nghe: 776

Truyện viết về trẻ em bị bệnh tự kỷ hoặc trí tuệ kém phát triển xuất hiện không nhiều trong văn học. Chính vì vậy câu chuyện về cậu bé bị tự kỷ Rico của nhà văn người Đức Ander Stenhophen để lại nhiều ấn tượng với bạn đọc. Biên tập viên Dương Hà có bài viết "Thế giới qua lăng kính của trẻ tự kỷ" giới thiệu buổi ra mắt cuốn truyện "Rico, Oskar và hòn đá bị đánh cắp" của nhà văn Ander Stenhophen tại thành phố Hà Nội. (Văn nghệ thiếu nhi 21/5/2017)

Thế giới nhân vật cổ tích trên sân khấu rối cạn

Thế giới nhân vật cổ tích trên sân khấu rối cạn

Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2019

Lượt nghe: 442

Đó chính là buổi biểu diễn “Thế giới nhân vật cổ tích trên sân khấu rối cạn”, của các nghệ sĩ Đoàn diễn viên I- Nhà hát Múa rối Thăng Long, Hà Nội. Buổi biểu diễn đem đến bao nhiêu là nhân vật trong thế giớicổ tích: Nào là công chúa Elsa, công Chúa Anna, rồi nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Mỗi nhân vật mỗi tính cách sống động riêng... (Văn nghệ thiếu nhi 17/07/2019)

Tái hiện nhân vật lịch sử qua tranh vẽ

Tái hiện nhân vật lịch sử qua tranh vẽ

Ngày phát hành 8:56 | 2/7/2022

Lượt nghe: 619

Các nhân vật lịch sử, nhân vật trong dân gian truyền thuyết luôn có sức sống lâu bền, và ở mỗi thời đại mỗi thế hệ lại có sự cảm nhận riêng. Khi vẽ về các nhân vật đó cũng là dịp để chúng ta được bộc lộ những suy nghĩ hiểu biết về con người, về văn hóa dân tộc... (Văn nghệ thiếu nhi 29/06/2022)

Sáng tạo nhân vật rối cạn từ chất liệu dân gian

Sáng tạo nhân vật rối cạn từ chất liệu dân gian

Ngày phát hành 0:0 | 13/10/2016

Lượt nghe: 897

Vở rối cạn “Nhịp điệu quê hương” đầy chất thơ và lay động tâm hồn. Chắc hẳn sự phối cảnh sân khấu, hay chế tác những con rối từ vật liệu như mây tre đan hay rơm rạ đã đọng lại trong ta nhiều ấn tượng. Các bạn có thấy tò mò về sáng tạo mới mẻ này không? Không biết quá trình tạo hình rối cạn từ các vật liệu dân gian diễn ra như thế nào nhỉ? NSND Vương Tất Lợi sẽ bật mí cùng các bạn qua cuộc trò chuyện sau đây! (Văn nghệ thiếu nhi 12/10/2016)

Sáng tạo nhân vật rối nước bằng phương pháp mới

Sáng tạo nhân vật rối nước bằng phương pháp mới

Ngày phát hành 0:0 | 23/6/2016

Lượt nghe: 974

Giới thiệu làm nhân vật rối nước bằng phương pháp mới,cùng Sân chơi nghệ thuật Sky Art, số 10, ngõ 84, phố Võ Thị Sáu, Hà Nội. Tiểu phẩm hài truyền thanh "Sâu răng" (Văn nghệ thiếu nhi 23/06/2016)

Sáng tạo nhân vật yêu thích cùng CLB Nghệ thuật Art Star

Sáng tạo nhân vật yêu thích cùng CLB Nghệ thuật Art Star

Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2018

Lượt nghe: 529

Hẳn là sau khi thưởng thức một tác phẩm Văn học- Nghệ thuật nào đó, ví như đọc truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, hay xem phim… điều để lại ấn tượng với chúng ta không chỉ có nội dung, ý nghĩa mà còn là hình ảnh của các nhân vật trong tác phẩm nữa có đúng không nào? Vậy, các bạn nghĩ sao nếu chúng ta sẽ tưởng tượng và sáng tạo những nhân vật yêu thích theo cách riêng của mình nhỉ? (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 22/08/2018)

Giao lưu cùng chủ nhân chú Sao la

Giao lưu cùng chủ nhân chú Sao la

Ngày phát hành 18:53 | 4/5/2022

Lượt nghe: 676

Sea games 31 sắp đến rồi. Trong không khí háo hức chờ đợi cổ vũ các vận động viên tham gia tranh tài ở các bộ môn thể thao, hẳn chúng mình còn rất quan tâm tới biểu tượng chú Sao la - linh vật của Sea Games 31. Cùng chị Thuý Quỳnh và bạn Lê Công Bảo Khánh (lớp 5A3, trường Tiểu học Lê Ngọc Hân- TP Hà Nội) trò chuyện với hoạ sĩ Ngô Xuân Khôi - người thiết kế linh vật Sao La nhé!

Gặp gỡ chủ nhân giải thưởng cuộc thi vẽ tranh cổ động “Bảo vệ động vật hoang dã”

Gặp gỡ chủ nhân giải thưởng cuộc thi vẽ tranh cổ động “Bảo vệ động vật hoang dã”

Ngày phát hành 10:39 | 27/1/2022

Lượt nghe: 520

Sau 2 tháng phát động cuộc thi vẽ tranh cổ động “Bảo vệ động vật hoang dã”, Ban tổ chức đã tìm ra chủ nhân của các giải thưởng, trong đó giải nhất thuộc về cậu bạn Hoàng Phước Đại, 10 tuổi, với tác phẩm "Gấu con mất mẹ". Qua tác phẩm này bạn ấy muốn truyền tải thông điệp gì? (Văn nghệ thiếu nhi 19/01/2022)

Gặp gỡ nghệ nhân Phùng Đình Giáp- Người giữ hồn phỗng đất Kinh Bắc

Gặp gỡ nghệ nhân Phùng Đình Giáp- Người giữ hồn phỗng đất Kinh Bắc

Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2020

Lượt nghe: 762

Mâm cỗ Trung Thu khi xưa ngoài hoa quả bánh trái thì có bộ phỗng đất, ông tiến sĩ và đèn ông sao. Phỗng đất không chỉ là món đồ chơi con trẻ mà còn cất giữ những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện hồn cốt của làng quê Việt Nam xưa. Thông qua bộ nhân vật phỗng đất, ông cha ta đã gửi gắm nhiều điều hay, ý đẹp... (Văn nghệ thiếu nhi 30/09/2020)

Giá trị nhân văn trong tác phẩm văn học

Giá trị nhân văn trong tác phẩm văn học

Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2017

Lượt nghe: 1195

Trong một tác phẩm văn học, nghệ thuật được ví như lớp áo bên ngoài để chuyên chở nội dung là cái bên trong. Phân tích hình tượng, ngôn ngữ, chi tiết, tình huống… để từ đó khám phá nội dung là phương pháp học đúng đắn, khoa học, nhưng quá thiên về nghệ thuật thì đôi lúc ta lãng quên cảm xúc vốn là chìa khóa vô cùng quan trọng để yêu thích, để say mê một điều gì đó. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 09/01/2017)

Cùng Thiện Nhân "Vẽ nên cổ tích"

Cùng Thiện Nhân

Ngày phát hành 0:0 | 6/10/2016

Lượt nghe: 1030

Nghệ thuật là nơi chúng mình trao gửi bao đam mê và mơ ước. Nghệ thuật cũng kết nối những tâm hồn để cùng chia sẻ, đồng cảm. “Vẽ nên cổ tích” là một chương trình nghệ thuật về hội họa, gom góp đủ đầy những ý nghĩa ấy. Khơi nguồn từ những điều rất gần gũi và giản dị của tuổi thơ: Ước mơ và những câu chuyện cổ tích, qũy “Thiện Nhân và những người bạn” đã phối hợp với NXB Kim Đồng thực hiện hoạt động vẽ và trưng bày tranh, nhằm gây quỹ từ thiện giúp đỡ hoàn cảnh của các bạn nhỏ thiếu may mắn. (Văn nghệ thiếu nhi 05/10/2016)

Cuốn sách em yêu: "Truyện cổ Grimm" - nơi gieo mầm nhân ái

Cuốn sách em yêu:

Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2020

Lượt nghe: 390

“Truyện kể gia đình trẻ em” là tập hợp các truyện cổ tích của Đức xuất bản lần đầu năm 1812 của anh em nhà Grimm là Jacob và Whihelm. Bộ truyện thường được bạn đọc quen thuộc với cái tên “Truyện cổ Grimm”. Ảnh hưỏng của bộ truyện rất sâu rộng và là nguồn cảm hứng cho nhiều loại hình nghệ thuật khác... (Văn nghệ thiếu nhi 29/10/2020)

Đặc sắc triển lãm về nhân vật văn học

Đặc sắc triển lãm về nhân vật văn học

Ngày phát hành 15:18 | 4/6/2023

Lượt nghe: 182

Những ngày Văn học châu Âu là sự kiện thường niên được tổ chức vào đầu mùa hạ. Năm nay, trong khuôn khổ sự kiện, nhiều hoạt động tìm hiểu văn học và sáng tác hội họa đã được tổ chức, nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của các bạn học sinh. Một trong số đó là triển lãm các sáng tác về nhân vật văn học châu Âu... (Văn nghệ thiếu nhi 17/05/2023)

Đọc truyện "Chú bé đeo ba lô màu đỏ" - Buổi thứ năm - Đồi Sơn Nhân

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2018

Lượt nghe: 522

Vào buổi học cuối cùng chia tay lớp năm để nghỉ hè, Hưng quyết định hẹn cả nhóm lên đồi Sơn Nhân để trả lời câu hỏi “Mẹ nó là ai?”. Đứa trẻ nào ở thị trấn Thạch Biên cũng có ít nhất một lần khám phá đồi Sơn Nhân. Vậy chuyến đi của nhóm bạn năm người lên đồi Sơn Nhân lần này có gì khác biệt... (Đọc truyện dài kỳ "Chú bé đeo ba lô màu đỏ" - Buổi thứ năm - Đồi Sơn Nhân)

Nghệ nhân Mai Hạnh: Người thổi hồn cho mỗi cánh hoa

Nghệ nhân Mai Hạnh: Người thổi hồn cho mỗi cánh hoa

Ngày phát hành 0:0 | 21/6/2018

Lượt nghe: 669

Những bông hoa lụa mềm mại luôn làm đắm say bao ánh nhìn và ẩn sau vẻ đẹp đắm say ấy là cả những tâm huyết và sự tài hoa của những nghệ nhân. Theo sự phát triển của đời sống tinh thần, ngày càng có nhiều thương hiệu hoa lụa ra đời. Thế nhưng không phải thương hiệu hoa lụa nào cũng được người tiêu dùng ưa chuộng và nhất là trở thành nét văn hóa như thương hiệu hoa lụa Mai Hạnh. Phóng viên Thúy Quỳnh đã gặp gỡ nghệ nhân Mai Hạnh để giúp chúng mình hiểu hơn về con đường đến với nghệ thuật hoa lụa của bà và tìm hiểu về nét đặc sắc của thương hiệu hoa lụa Mai Hạnh. Mời các bạn cùng nghe! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 20/06/2018)

Nghệ nhân Phan Thanh Liêm và Múa rối nước tại gia

Nghệ nhân Phan Thanh Liêm và Múa rối nước tại gia

Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2017

Lượt nghe: 1001

Hẳn là nhiều bạn đã được thưởng thức nghệ thuật Múa rối nước ở các Phường Rối hay các tụ điểm sinh hoạt văn hóa dân gian rồi có đúng không nào? Vậy các em nghĩ sao với hình thức độc diễn Rối nước tại gia nhỉ? Chúng mình cùng gặp gỡ nghệ nhân Phan Thanh Liêm để tìm hiểu về hình thức Múa rối nước mới mẻ và thú vị này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 13/12/2017)

“Tiếng rao đêm” của nhà văn Nguyễn Lê Tín Nhân

“Tiếng rao đêm” của nhà văn Nguyễn Lê Tín Nhân

Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2018

Lượt nghe: 1010

Là một thương binh bị cụt mất một chân, phải đi chân giả, bán bánh giò sinh sống. Nhân vật trong câu chuyện " Tiếng rao đêm" của nhà văn Nguyễn Lê Tín Nhân đã dũng cảm phi thường, dám xả thân mình để cứu một em bé thoát chết trong cơn hỏa hoạn. Câu chuyện giúp ta hiểu được rằng cần phải sống có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của cộng đồng, thấy người bị nạn thì phải tìm mọi cách cứu họ. “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” thì cuộc sống mới trở nên tốt đẹp hơn. Hãy cùng bày tỏ cảm nghĩ khi nghê tác phẩm nhân văn này với các bạn nhỏ trong chương trình Văn nghệ thiếu nhi 09/04

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học" : Dạng bài so sánh hai nhân vật

Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2020

Lượt nghe: 614

Ở truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân và "Chiếc thuyền ngoài xa" của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật người phụ nữ hiện lên đậm nét. Họ rất khác nhau về hoàn cảnh, thời đại, tính cách, từ đó dẫn đến khác biệt trong nội tâm, trong đối nhân xử thế. So sánh các nhân vật nữ ở hai tác phẩm này giúp chúng ta hiểu thêm về nghệ thuật miêu tả nhân vật và bút pháp của tác giả... (Văn nghệ thiếu nhi 09/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Nhân vật Mỵ trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ"

Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2020

Lượt nghe: 628

“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn nổi tiếng nhất trong tập “Truyện Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức thực dân phong kiến, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do hạnh phúc của con người. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật Mị... (Văn nghệ thiếu nhi 06/04/2020)

Ẩn dụ nhân sinh trong truyện đồng thoại của nhà văn Tô Hoài

Ẩn dụ nhân sinh trong truyện đồng thoại của nhà văn Tô Hoài

Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019

Lượt nghe: 1368

Trước Cách mạng tháng Tám, sáng tác của nhà văn Tô Hoài tập trung vào hai đề tài chính là viết về loài vật và nông thôn trong cảnh đói nghèo. Những tác phẩm viết về loài vật của ông đặc biệt có sức hấp dẫn, thể hiện ngòi bút tài hoa và báo hiệu sức sáng tạo sung mãn...(Tìm trong kho báu phát 12/11/2019)

Anh hùng LLVT nhân dân Phan Văn Quý: Hát mãi khúc quân hành

Anh hùng LLVT nhân dân Phan Văn Quý: Hát mãi khúc quân hành

Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2018

Lượt nghe: 804

23 tuổi khi đang là chiến sỹ lái xe Trường Sơn ông được phong tặng Anh hùng LLVT nhân dân. 45 tuổi ông chính thức bước vào thương trường sau khi đã nghỉ hưu với quân hàm trung tá. 57 tuổi ông tự ứng cử và trúng cử đại biểu Quốc hội. Tập đoàn Thái Bình Dương do ông làm Chủ tịch đã và đang đồng hành cùng nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới với những dự án tỷ đô. Đó là đôi dòng phác thảo về ông Phan Văn Quý, người mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn qua bút ký “Người chiến sỹ ấy…” của tác giả Xuân Bách. “Người chiến sỹ ấy…” luôn giữ vững phẩm chất bộ đội cụ Hồ, thể hiện rõ “chất lính” trên mọi mặt trận: từ chiến trường cho đến nghị trường và thương trường.

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 10: Tạo dựng những giá trị nhân văn mới cho xã hội thông qua văn học

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 10: Tạo dựng những giá trị nhân văn mới cho xã hội thông qua văn học

Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020

Lượt nghe: 1118

Sau 3 ngày diễn ra, Đại hội Đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thành công tốt đẹp với lễ bế mạc và ra mắt Ban chấp hành mới vào ngày 25/11. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Một nhiệm kỳ mới hứa hẹn những đột phá không chỉ trong Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, mà còn cho tất cả các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, những người đang dùng ngòi bút của mình để phản ánh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nói lên tiếng lòng của nhân thông qua tác phẩm văn chương cụ thể, chất lượng, đưa vị thế nền văn chương nước nhà lên tầm cao mới, được bạn bè năm châu đón nhận. Chúng ta cùng hi vọng và kỳ vọng Hội Nhà văn Việt Nam trong thời gian tới sẽ thay đổi cả về chất và lượng, để văn chương luôn là cấu nối gắn kết những con người với nhau...(Văn nghệ 26/11/2020)

Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu: Một nhân cách văn hóa của thời đại

Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu: Một nhân cách văn hóa của thời đại

Ngày phát hành 10:25 | 30/6/2022

Lượt nghe: 1242

Thời gian vừa qua, chương trình “Tìm trong kho báu” của Ban VHNT (VOV6) đã dành thời lượng đáng kể để đi sâu vào di sản thơ văn của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu – Người được đánh giá là bậc tôn sư của đất phương Nam. Cụ Đồ Chiểu không chỉ là nhà thơ mà còn là nhà giáo, thầy thuốc, nhà văn hóa tầm vóc của dân tộc ta. Tháng 11 năm ngoái, Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức đưa Nguyễn Đình Chiểu vào danh sách Danh nhân văn hóa thế giới và quyết định cùng nước ta tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của cụ Đồ Chiểu (01.7.1822 – 01.7.2022). Chương trình hôm nay một lần nữa góp tiếng nói tôn vinh giá trị truyền đời của tác phẩm cũng như tư tưởng, nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương – Danh nhân văn hoá và giá trị di sản

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương – Danh nhân văn hoá và giá trị di sản

Ngày phát hành 14:54 | 9/12/2022

Lượt nghe: 178

Như chúng ta đã biết, tại Kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 (diễn ra tháng 11 năm ngoái tại thủ đô Paris, nước Pháp) đã thông qua danh sách các Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2022 – 2023 để UNESCO cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh/năm mất. Tại kỳ họp này, hồ sơ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và kỷ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của Nữ sỹ Hồ Xuân Hương cùng với 58 hồ sơ khác đã được thông qua. Tới ngày 3/12 vừa qua, tại Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trọng thể tổ chức Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm sinh, 200 năm mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Nằm trong chuỗi sự kiện trang trọng này, Bộ VH-TT&DL tỉnh Nghệ An cùng phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: “Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”. Mời các bạn nghe phản ánh của Thái Dương và Trường Ca - Phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An về hội thảo này:

Nhà văn Hoàng Đạo: Nhân vật văn chương bí ẩn của thế kỷ 20

Nhà văn Hoàng Đạo: Nhân vật văn chương bí ẩn của thế kỷ 20

Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2019

Lượt nghe: 813

Công chúng nhớ tới Hoàng Đạo trước tiên trong vai trò nhà cải cách xã hội. Sau đó mới là nhà văn. Thực tế cho thấy sáng tác văn xuôi hư cấu của Hoàng Đạo không nhiều. Ông đã xác lập cho ngòi bút của mình đi theo một con đường riêng với những luận thuyết về xã hội dù có lẽ nhận rõ lối đi ấy không mấy mời gọi như con đường mà Nhất Linh, Khái Hưng hay Thạch Lam lựa chọn...(Tìm trong kho báu phát 28/02/2019)

Ý thức phản tỉnh – Một nét đẹp nhân văn trong thơ thời Trần

Ý thức phản tỉnh – Một nét đẹp nhân văn trong thơ thời Trần

Ngày phát hành 16:6 | 14/7/2022

Lượt nghe: 1447

Nhiều vị hoàng đế, nho tướng cũng như võ tướng thời thịnh Trần đã để lại những áng thơ có giá trị cao về mặt nội dung, nghệ thuật, nêu cao được cảm hứng yêu nước, cảm hứng tự hào dân tộc. Ở một khía cạnh khác, cho dù đang ở ngôi cao chín bệ hay khi chọn ẩn dật chốn sơn lâm, họ đều thể hiện con người nghệ sĩ với những trăn trở về nỗi niềm nhân sinh

Những tấm gương giản dị: Người bác sỹ của nhân dân!

Những tấm gương giản dị: Người bác sỹ của nhân dân!

Ngày phát hành 14:51 | 26/11/2021

Lượt nghe: 1162

Ca ngợi tấm gương hết lòng cứu chữa, chăm sóc cho các bệnh nhân của các y bác sỹ tuyến đầu trong những ngày dịch bùng phát. Họ đã gác lại cuộc sống bình thường những giờ phút đoàn tụ ấm áp bên người thân thậm chí không thể về chịu tang người thân khi họ qua đời để chăm lo cho sức khỏe cho những bệnh nhân nhiễm Covid 19

Kịch nói "Một lần trong đời": Thông điệp về tình người và luật Nhân - Quả

Kịch nói

Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2016

Lượt nghe: 3127

Vì cha mắc bệnh nan y cần tiền chạy chữa nên Nga, cô gái ngoan hiền đến làm giúp việc cho gia đình ông Bình với cậu con trai bị bệnh nhũn não. Từ đây, xuất hiện không ít tình huống hấp dẫn, đầy kịch tính và những bước phát triển bất ngờ, mở ra nhiều cảnh đời và số phận con người! Qua những tình huống ấy, các tác giả muốn gửi tới người nghe thông điệp về sự nhân văn, luật nhân quả của cuộc sống hiện đại. Tác giả kịch bản: Phạm Dũng Các nghệ sĩ kịch nói Thủ đô trình diễn

Kịch nói "Người yêu của cha tôi":Khi những toan tính vụ lợi nhân danh tình thương

Kịch nói

Ngày phát hành 0:0 | 25/7/2017

Lượt nghe: 1979

"Gà trống nuôi con" khi con cái lớn lên, trưởng thành, cô đơn, buồn bã, ông bố trong câu chuyện kịch đã dần tìm thấy niềm vui cùng người phụ nữ đồng cảnh ngộ. Vậy nhưng, các con của ông không chấp nhận tình cảm của cha mình vì sự ích kỷ, toan tính nhỏ nhen. Mấy anh em, vợ chồng đã xúm lại, cùng cố ngăn cản cuộc tình muộn này. Chuyện tình cảm của người cha già liệu có tìm được kết thúc có hậu?

Mặt nạ trong sân khấu Tuồng: Thông điệp về tính cách nhân vật

Mặt nạ trong sân khấu Tuồng: Thông điệp về tính cách nhân vật

Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2015

Lượt nghe: 3042

Trong nghệ thuật Tuồng truyền thống, bên cạnh trình thức biểu diễn, nghệ thuật hóa trang - hay nói cụ thể hơn là vẽ mặt nạ - cũng là một phương tiện giúp người nghệ sĩ biểu diễn lột tả tính cách nhân vật... Câu chuyện giữa phóng viên Trần Hiếu và NSND Đàm Liên giúp người nghe hiểu hơn về nghệ thuật hóa trang nhân vật Tuồng

Moliere - Tiếng cười xuyên thế kỷ trên sân khấu nhân loại

Moliere - Tiếng cười xuyên thế kỷ trên sân khấu nhân loại

Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2016

Lượt nghe: 1835

Tên tuổi Môlie quen thuộc với đông đảo người yêu sân khấu, yêu văn học kịch. Những kịch bản của ông cũng được dịch ra tiếng Việt sớm nhất, vở diễn đầu tiên của các nghệ sĩ tài tử Việt Nam dưới hình thức kịch nói cũng là kịch bản của ông: vở Người bệnh tưởng. Cuộc trò chuyện giữa phóng viên Đài TNVN với đạo diễn, Nhà giáo ưu tú Lê Mạnh Hùng, nguyên trưởng khoa Sân khấu, trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội đề cập tới một số khía cạnh về Môlie và kịch bản hài.

Bi kịch và nhân vật nữ trong bi kich

Bi kịch và nhân vật nữ trong bi kich

Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2015

Lượt nghe: 1236

Hình ảnh người phụ nữ luôn được coi là trung tâm của vở diễn sân khấu, là biểu tượng cho cái đẹp, khát vọng hạnh phúc và tình yêu, sự thánh thiện và trong sáng của tình người.

NSƯT Trần Nhượng: Hành trình nghệ thuật và Sân khấu Kịch nói Công an Nhân dân

NSƯT Trần Nhượng: Hành trình nghệ thuật và Sân khấu Kịch nói Công an Nhân dân

Ngày phát hành 0:0 | 21/8/2015

Lượt nghe: 1696

Là người gắn bó cả sự nghiệp với mảng đề tài người chiến sỹ công an, NSUT, đạo diễn Trần Nhượng đã ghi dấu ấn qua những vai diễn trong các vở “Nữ ký giả”, “Bản danh sách điệp viên 1”, “Bản danh sách điệp viên 2”...v.v... Những đóng góp của ông không chỉ dừng lại ở các vai diễn, trong công tác đạo diễn ông cũng gặt hái thành công với những sáng tạo của mình.

Những khác biệt của nhân vật Hề trong bộ ba "Bài ca giữ nước" của soạn giả Tào Mạt.

Những khác biệt của nhân vật Hề trong bộ ba

Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2017

Lượt nghe: 1487

Từ lâu trong hệ thống nhân vật của Chèo, Hề chèo đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cấu trúc vở diễn. Trong ngũ cung, bao gồm năm mô hình nhân vật cơ bản của Chèo cổ, gồm: đào, kép, lão, mụ, hề, nhân vật Hề là dạng nhân vật không có số phận, được xếp thứ năm nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trong trong việc điều tiết vở diễn. Kế thừa từ Chèo truyền thống, tác giả Tào Mạt sau này đã xây dựng nhân vật Hề Hoạn trong bộ ba Chèo "Bài ca giữ nước" có một số phận riêng, được dư luận đánh giá cao về sự kế thừa vốn nghệ thuật từ chèo cổ, tạo bước đột phá trong xây dựng mô hình nhân vật này của Chèo.

Những khác biệt trong cách khai thác nhân vật của sân khấu Tuồng và Chèo truyền thống

Những khác biệt trong cách khai thác nhân vật của sân khấu Tuồng và Chèo truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 18/10/2017

Lượt nghe: 3027

Sân khấu Tuồng và Chèo không chỉ khác nhau trong trình thức biểu diễn, mà còn ở cách khai thác nội dung, xây dựng nhân vật và các giới hạn đề cập của từng loại hình. Sự khác biệt này là phong phú và hấp dẫn hơn nghệ thuật diễn xướng của người xưa.

Những nhân vật với sự bất biến của tính cách: Nét đặc thù của kịch bản Tuồng truyền thống

Những nhân vật với sự bất biến của tính cách: Nét đặc thù của kịch bản Tuồng truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2017

Lượt nghe: 1590

Khác với các loại hình sân khấu khác như Chèo, hay Cải lương, Tuồng mang tính chất bi hùng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Chính từ đặc trưng đó nên các vở tuồng nhân vật thường không có chuyển biến về tính cách. Ai tốt, ai xấu, ai trung nghĩa, ai gian tà... đều được biểu hiện ngay từ đầu và cứ thế phát triển theo cốt truyện kịch. Không có ai lúc đầu trung chính sau biến thành gian tà hay ngược lại.

Nghệ sĩ nhân dân Đàm Liên và vai diễn "Phương Cơ giả điên"

Nghệ sĩ nhân dân Đàm Liên và vai diễn

Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2019

Lượt nghe: 4085

Khán giả sân khấu Tuồng không thể quên Nghệ sĩ nhân dân Đàm Liên trong những vai tuồng "Ông già cõng vợ đi xem hội", "Trưng Trắc", "Phương Cơ giả điên qua ải", "Hề nghe tin dữ"... mà ở đó bà mải miết diễn, khóc cười theo từng số phận nhân vật để rồi nhiều thế hệ khán giả Việt Nam đã gọi bà với những danh xưng "Bà chúa của sân khấu tuồng", "Vua tuồng"...

Nghệ sĩ nhân dân Thanh Hoài: Cuộc hành trình của những điệu Chèo

Nghệ sĩ nhân dân Thanh Hoài: Cuộc hành trình của những điệu Chèo

Ngày phát hành 0:0 | 10/2/2017

Lượt nghe: 2145

Từ lâu nghệ thuật Chèo luôn là món ăn tinh thần quen thuộc của người dân vùng châu thổ đồng bằng Bắc bộ. Các gánh Chèo xưa, với lối diễn, trang trí sân khấu đơn giản nhưng luôn có sự tương tác, gần gũi với người xem, buộc người diễn phải có khả năng ứng diễn cao. Với việc chuyên nghiệp hóa hiện nay liệu Chèo có mất đi tính ứng diễn, sự tương tác với người xem như các gánh Chèo dân gian xưa? Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc trò chuyện với NSND Thanh Hoài về : “Sự khác biệt giữa Chèo xưa và nay”:

Tọa đàm của các nghê sỹ phía Nam nhân kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói VN

Tọa đàm của các nghê sỹ phía Nam nhân kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói VN

Ngày phát hành 17:56 | 5/11/2021

Lượt nghe: 1097

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Sân khấu kịch nói Việt Nam tròn một thế kỷ, cuộc tọa đàm có tên “Chào mừng kỷ niệm 100 năm Sân khấu Kịch nói Việt Nam” do Ban Lí luận phê bình – Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh tổ chức đã được phát trực tuyến trên nền tảng số về văn học nghệ thuật. Tại cuộc tọa đàm, với sự dẫn dắt của nhà báo Thanh Hiệp và NSUT Trịnh Kim Chi các vị khách mời là những gương mặt nghệ sỹ tên tuổi đã bày tỏ suy tư và có nhiều đề xuất quý báu cho sân khấu tại TP Hồ Chí Minh.

Kịch tình huống "Cao tay": Phép thử lương tâm và nhân cách

Kịch tình huống

Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2015

Lượt nghe: 2212

Mâu thuẫn đến đỉnh điểm giữa thầy và trò, hai người đồng nghiệp, lãnh đạo và những người giúp việc tại một bệnh viện sẽ được hóa giải ra sao? Cùng NSƯT Minh Vượng tìm câu trả lời qua câu chuyện "Cao tay" (Xin chờ hồi kết-8/2/2015)

Vở cải lương Mai Hắc Đế: Cái nhìn đương đại về nhân vật lịch sử

Vở cải lương Mai Hắc Đế: Cái nhìn đương đại về nhân vật lịch sử

Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2015

Lượt nghe: 1253

Mai Hắc Đế sống cách chúng ta 13 thế kỷ; quá ít tác phẩm về ông. Qua vở diễn, khán giả đương đại biết thêm và chia sẻ những cảm xúc về một vị vua anh hùng gắn với nhiều giai thoại.

Hát Xẩm - Tiếng đàn câu hát và những giá trị nhân văn

Hát Xẩm - Tiếng đàn câu hát và những giá trị nhân văn

Ngày phát hành 14:29 | 15/1/2021

Lượt nghe: 1185

Nhiều thế kỷ đã trôi qua, chặng đường phát triển của Xẩm từ một hình thức đàn hát dân gian dành riêng cho những người khiếm thị để mưu sinh nơi đầu đường góc chợ, bến nước, mom sông, nay đã trở thành một loại hình nghệ thuật được biểu diễn trên sân khấu, thực sự là một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam ... Nhưng cho dù phát triển đến đâu, nếu không có một chiến lược bảo tồn và phát huy hiểu quả, nghệ thuật hát Xẩm sẽ đối mặt với nguy cơ mai một. Đó chính là nội dung của chương trình Đối thoại mở cùng nhà nghiên cứu Mai Thiện

Vì sao chèo cổ luôn lấy hình tượng phụ nữ làm nhân vật trung tâm?

Vì sao chèo cổ luôn lấy hình tượng phụ nữ làm nhân vật trung tâm?

Ngày phát hành 16:32 | 12/3/2021

Lượt nghe: 1924

Trong nghệ thuật chèo truyền thống, hình tượng người phụ nữ luôn được lấy làm nhân vật trung tâm, chất nữ tính được chèo khắc họa qua nhiều kiểu nhân vật với những cung bậc cảm xúc khác nhau, với những diễn biến tâm lý khác nhau phần nào tái hiện số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, cùng những ước mơ, mong mỏi của họ. PV VOV6 đối thoại với nhà viết kịch Chu Thơm xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 12/3/2021)

Văn học trẻ - Dòng chảy mới hay phá cách cá nhân?

Văn học trẻ - Dòng chảy mới hay phá cách cá nhân?

Ngày phát hành 11:14 | 15/5/2023

Lượt nghe: 894

Với lực lượng đông đảo, sung sức về khả năng sáng tạo, các tác giả trẻ đã và đang mang đến bạn đọc hình dung khác, cảm nhận khác, không gian khác và đời sống khác về văn chương. Vậy câu hỏi đặt ra là “Văn học trẻ - Dòng chảy mới hay sự phá cách” là băn khoăn mà độc giả đặt ra khi theo dõi tác phẩm gần đây của đội ngũ viết văn trẻ. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học nghệ thuật hôm nay, phóng viên VOV6 cùng với tác giả Hiền Trang bàn về chủ đề này. (Đối thoại mở 10/5/2023)

Sân khấu tư nhân phía Nam: Chông chênh tồn tại

Sân khấu tư nhân phía Nam: Chông chênh tồn tại

Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2019

Lượt nghe: 1412

Hiện nay, sân khấu tư nhân khu vực phía Nam đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn để tồn tại. Vậy nên, cách nào để hỗ trợ cho sân khấu tư nhân phát triển? Đó là một câu hỏi đặt ra thường xuyên và cấp thiết, nhưng dường như vẫn chưa được những nhà quản lý văn hóa quan tâm đúng mức. PV VOV6 đã có cuộc trao đổi với Nhà viết kịch Chu Thơm về vấn đề này. (Đối thoại mở 06/3/2019)

Sân khấu tư nhân: Liệu có "sớm nở tối tàn"?

Sân khấu tư nhân: Liệu có

Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2018

Lượt nghe: 818

Hoạt động sân khấu tư nhân là một mô hình không mới, thế nhưng, trong bối cảnh hiện nay còn rất nhiều điều đáng bàn. Mạn đàm giữa PV VOV6 với NSƯT Trần Lực - Người đã thành lập sân khấu tư nhân Lucteam. (Đối thoại mở 12/12/2018)

Nghệ sỹ Nhân dân Vương Hà - Danh ca cải lương xứ Bắc

Nghệ sỹ Nhân dân Vương Hà - Danh ca cải lương xứ Bắc

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2020

Lượt nghe: 907

Sở hữu giọng ca vàng cùng khả năng diễn xuất tinh tế và làm chủ sân khấu, Nghệ sỹ Nhân dân Vương Hà là gương mặt nổi bật của làng cải lương miền Bắc. Ít người biết, khi mới 13 tuổi, Nghệ sỹ Nhân dân Vương Hà đã theo đuổi nghệ thuật tuồng chuyên nghiệp. Cả khi đã chuyên tâm với cải lương, chị vẫn thử sức ở các lĩnh vực khác, ngâm thơ, hát quan họ, ca Huế, vận dụng vào những làn điệu cải lương. Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ nghệ sỹ nhân dân Vương Hà, người phụ nữ tài sắc luôn đắm say qua từng vai diễn… (Hành trình sáng tạo 30/08/2020)

Lê Huy Tiếp: Người nghệ sĩ tài năng, một nhân cách đáng quý!

Lê Huy Tiếp: Người nghệ sĩ tài năng, một nhân cách đáng quý!

Ngày phát hành 10:26 | 3/2/2021

Lượt nghe: 1307

Họa sĩ Lê Huy Tiếp là một gương mặt tiêu biểu, người tiên phong của thế hệ họa sĩ thứ ba trong nền mỹ thuật hiện đại nước nhà. Ông thành danh trên cả hai lĩnh vực là hội họa và tranh in, là tấm gương lao động miệt mài, khai mở nhiều phương thức sáng tạo nghệ thuật mới. (Hành trình Sáng tạo 31/01/2021)

Nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Huệ: Người tiếp lửa cho nghệ thuật ca trù

Nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Huệ: Người tiếp lửa cho nghệ thuật ca trù

Ngày phát hành 14:26 | 31/1/2023

Lượt nghe: 229

Là nghệ sĩ chơi đàn tỳ bà nhưng hơn 20 năm qua, nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Huệ lại đam mê và miệt mài theo đuổi nghiệp ca trù. Chẳng mong được gì cho riêng mình, chỉ miễn sao được đàn, được hát và sống trọn tình yêu với bộ môn nghệ thuật mà chị nhận thấy nó giống như “sứ mệnh” của cuộc đời mình. Không chỉ âm thầm lưu giữ, bảo tồn một loại hình nghệ thuật đã từng có nguy cơ mai một, chị còn truyền dạy, lan tỏa tình yêu nghệ thuật ca trù đến với nhiều người. (Hành trình Sáng tạo 29/02/2023)

Nghệ nhân ưu tú Vân Mai và duyên nghiệp với ca trù

Nghệ nhân ưu tú Vân Mai và duyên nghiệp với ca trù

Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2019

Lượt nghe: 848

Không phải con nhà nòi, cũng không được đào tạo bài bản, nhưng chỉ vì “mê” ca trù, nghệ nhân ưu tú Vân Mai đã tự khổ luyện hơn chục năm để trở thành một nghệ nhân có tên tuổi trong làng ca trù Hà Nội. Với bà, ca trù như là cái duyên, cái nghiệp. (Hành trình Sáng tạo 03/02/2019)

Con đường nghệ thuật của nghệ sĩ nhân dân Thu Hà

Con đường nghệ thuật của nghệ sĩ nhân dân Thu Hà

Ngày phát hành 10:52 | 31/12/2020

Lượt nghe: 1123

Nhắc đến nghệ sĩ nhân dân Thu Hà khán giả sẽ nhớ đến vai diễn đã ghi dấu tên tuổi của chị trong bộ phim “Lá ngọc cành vàng” của đạo diễn Vũ Châu sản xuất năm 1989. Xinh đẹp và tài năng nhưng những vai diễn trên sân khấu hay truyền hình, điện ảnh mà chị thực hiện hơn 30 năm qua cho thấy một Thu Hà luôn biến hóa với nhiều dạng nhân vật, nhiều tính cách khác nhau. (Hành trình Sáng tạo 27/12/2020)

Chặng đường âm nhạc của nghệ sĩ nhân dân Thái Bảo

Chặng đường âm nhạc của nghệ sĩ nhân dân Thái Bảo

Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2020

Lượt nghe: 608

Sở hữu giọng hát “khàn lạ” nhưng vẫn mượt mà khiến người nghe rưng rưng xúc động với nhiều ca khúc, đặc biệt là những ca khúc nổi tiếng về Bác như "Thăm Bến Nhà Rồng", "Lời Bác dặn trước lúc đi xa", "Bác Hồ một tình yêu bao la". Hơn 35 năm gắn bó với sự nghiệp, NSND Thái Bảo luôn nỗ lực hết mình để tạo dựng một lối hát riêng, một phong cách riêng. (Hành trình Sáng tạo 10/5/2020)

Đàm Quang Minh: Doanh nhân "chơi" nhạc cổ truyền

Đàm Quang Minh: Doanh nhân

Ngày phát hành 10:10 | 30/1/2023

Lượt nghe: 1867

Nhìn bề ngoài, nhiều người sẽ nghĩ Đàm Quang Minh đúng là một nông dân chính hiệu, bởi lúc nào gặp anh cũng chỉ thấy một bộ quần áo đã cũ màu, 1 chiếc ba lô đã sờn và không có gì gọi là sang trọng dành cho bản thân. Thế nhưng, với những gì anh đã và đang làm cho âm nhạc cổ truyền nước nhà, bạn sẽ phải ngạc nhiên. Trong ngày đầu năm mới, khi mùa xuân đang gõ cửa khắp nơi, chúng ta sẽ dành 30 phút của chương trình Tôi và Tôi hôm nay trò chuyện cùng vị khách mời là anh Đàm Quang Minh - một doanh nhân “chơi” và say nhạc cổ truyền. Anh cũng chính là đồng chủ nhiệm nhóm “Đông Kinh cổ nhạc”. (Tôi và Tôi ngày 24/01/2023)

Đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật múa

Đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật múa

Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2020

Lượt nghe: 615

Nghệ thuật múa không chỉ cần năng khiếu mà đòi hỏi sự đam mê để nghệ sĩ, diễn viên múa vượt qua mọi khó khăn, gắn bó với nghề. PV VOV6 trao đổi với nhà lý luận phê bình múa Thái Phiên về vấn đề này. (Làn sóng nghệ thuật 04/02/2020)

Đào tạo nhân lực cho ngành mỹ thuật

Đào tạo nhân lực cho ngành mỹ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 25/2/2020

Lượt nghe: 460

PV VOV6 phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Văn Minh (Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh) về vấn đề này. (Làn sóng nghệ thuật 21/02/2020)

Hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân trên sân khấu

Hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân trên sân khấu

Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2020

Lượt nghe: 594

Liên hoan sân khấu "Hình tượng người chiến sĩ CAND" đang diễn ra tại thủ đô với sự góp mặt của 27 nhà hát, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong cả nước với 33 vở diễn thuộc 4 thể loại: Kịch nói, Chèo, Cải lương, Dân ca kịch. (Làn sóng nghệ thuật 17/7/2020)

"Con đường đã chọn": Bộ phim tài liệu 22 tập của Điện ảnh Quân đội Nhân dân

Ngày phát hành 20:25 | 12/9/2021

Lượt nghe: 364

Bộ phim được thực hiện trong 4 năm (2018 - 2021), phản ánh một cách có hệ thống, với cái nhìn chính sử, khách quan về cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. (Làn sóng nghệ thuật 03/9/2021)

“Nét và hình”: Triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Nguyễn Dương Đính

“Nét và hình”: Triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Nguyễn Dương Đính

Ngày phát hành 10:51 | 3/5/2021

Lượt nghe: 386

Triển lãm giới thiệu 80 tác phẩm chất liệu chì, mực, than, phấn màu, sáp màu, màu nước vẽ trên giấy và 10 bộ tượng gốm. Đa số các tác phẩm trong triển lãm này là tranh nude. (Làn sóng nghệ thuật 20/4/2021)

“Vì sao lạc xứ”: Vở cải lương về nhân vật lịch sử Hồ Nguyên Trừng

 “Vì sao lạc xứ”: Vở cải lương về nhân vật lịch sử Hồ Nguyên Trừng

Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019

Lượt nghe: 630

Những biến cố lịch sử của triều đại nhà Hồ và Hồ Nguyên Trừng (con trai vua Hồ Quý Ly) - người có công phát minh ra súng thần công. (Làn sóng nghệ thuật 12/3/2019)

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VI với chủ đề "Điện ảnh - Nhân văn, thích ứng và phát triển”

 Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VI với chủ đề

Ngày phát hành 11:48 | 25/10/2022

Lượt nghe: 227

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VI tuyển chọn hơn 120 bộ phim của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 11 phim truyện dài và 20 phim ngắn dự thi. Bộ phim “Hoa nhài” của đạo diễn Đặng Nhật Minh là tác phẩm điện ảnh duy nhất của nước ta dự thi liên hoan phim lần này. Đây là dịp tôn vinh các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật, có dấu ấn sáng tạo, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước... (Làn sóng Nghệ thuật 25/10/2022)

Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo một đời nghệ thuật vị nhân sinh

Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo một đời nghệ thuật vị nhân sinh

Ngày phát hành 15:43 | 18/11/2022

Lượt nghe: 336

Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông học ngoại ngữ ở Khu học xá Trung ương, Nam Ninh, Trung Quốc và sau đó được đặc cách tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Ông cùng với các nhà giáo Triệu Thục Đan và Nguyễn Trân sáng lập khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Qua hơn nửa thế kỉ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, phê bình, ông luôn tâm niệm: "phải biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo cho cả thầy và trò thì mới nên người và thành danh”, đúng như lời dạy của danh họa Nguyễn Gia Trí: “Học nghệ thuật là phải tự học lấy”. Tình yêu và tâm huyết cùng sự cống hiến của nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo đã để lại cho đồng nghiệp, học trò và những người yêu nghệ thuật nhiều bài học cùng sự cảm phục, kính trọng...

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam

Ngày phát hành 13:40 | 11/4/2021

Lượt nghe: 429

Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 – 15/3/2021), Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức về nguồn thăm Khu Di tích Đồi Cọ thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; dâng hương tại Nhà Tưởng niệm Bác Hồ ở đèo De (xã Phú Đình, huyện Định Hóa); tham quan Nhà trưng bày Bảo tàng ATK, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào (Tuyên Quang)…(Làn sóng nghệ thuật 02/4/2021)

Tái hiện ký ức qua triển lãm "Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử”

Tái hiện ký ức qua triển lãm

Ngày phát hành 15:56 | 16/12/2022

Lượt nghe: 178

Triển lãm “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” đang diễn ra tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1, số 5 phố Vũ Phạm Hàm (Hà Nội) từ nay đến giữa tháng sáu năm sau. Chọn cách tái hiện những kí ức lịch sử theo dòng thời gian, qua từng chủ đề riêng biệt: Cây cầu sinh ra từ ý tưởng điên rồ, Bên cầu Long Biên, Kí ức cầu Long Biên trong chúng ta; triển lãm giới thiệu tới đông đảo công chúng hơn 100 bản vẽ, tài liệu lưu trữ về hình ảnh cây cầu từ năm 1898 đến năm 1975, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố... (Làn sóng nghệ thuật 16/12/2022)

Sân khấu cải lương tư nhân: "Đánh cược" với đam mê

Sân khấu cải lương tư nhân:

Ngày phát hành 0:0 | 30/4/2019

Lượt nghe: 1179

Xã hội hóa sân khấu tạo tiền đề cho nhiều đoàn cải lương tư nhân ra đời. Nhưng hoạt động nghệ thuật có đem lại hiệu quả như mong đợi? (Làn sóng nghệ thuật 26/4/2019)

Triển lãm “Trừu tượng và tối giản”: Đa dạng, đậm dấu ấn cá nhân.

Triển lãm “Trừu tượng và tối giản”: Đa dạng, đậm dấu ấn cá nhân.

Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020

Lượt nghe: 552

Bên cạnh các tác phẩm thuộc dòng trừu tượng trữ tình vốn quen thuộc, còn có những tác phẩm có xu hướng trừu tượng hình học, biểu hiện trừu tượng và đặc biệt là chủ nghĩa tối giản. (Làn sóng nghệ thuật 17/01/2020)

Triển lãm cá nhân đầu tiên của nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo

Triển lãm cá nhân đầu tiên của nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo

Ngày phát hành 0:0 | 13/1/2020

Lượt nghe: 521

Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo là tác giả của nhiều tượng đài nổi tiếng như “Tình hữu nghị Việt - Lào”, “Chiến thắng Xuân Trạch (Thu Đông 1947 - Vĩnh Phúc), “Chiến thắng Nha Trang”, “Chiến thắng Quế Sơn”, “Chiến thắng sông Lô”... Ông đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. (Làn sóng nghệ thuật 31/12/2019)

Triển lãm mỹ thuật “Từ nhân dân mà ra”

Triển lãm mỹ thuật “Từ nhân dân mà ra”

Ngày phát hành 22:0 | 3/1/2021

Lượt nghe: 698

Triển lãm giới thiệu 58 tác phẩm của các thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc hàng đầu nước ta về đề tài quân đội. (Làn sóng nghệ thuật 29/12/2020)

Một nhân cách nghệ sĩ đáng quý trọng

Một nhân cách nghệ sĩ đáng quý trọng

Ngày phát hành 15:50 | 16/2/2021

Lượt nghe: 1435

Là tài năng hội họa từ thời thiếu niên, cho đến nay gia tài của họa sĩ Việt Hải có hàng trăm bức ký họa, phác thảo, tranh vẽ công nhân, nông dân, chiến sỹ, thiếu nữ, chân dung bạn bè. (09/02/2021)

Hiệu ảnh Viễn Kính: Nơi lưu giữ hình ảnh giai nhân một thời

Hiệu ảnh Viễn Kính: Nơi lưu giữ hình ảnh giai nhân một thời

Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2019

Lượt nghe: 1353

Nhắc đến hiệu ảnh Viễn Kính, người làm nghề hẳn không quên những bức ảnh nghệ sĩ nổi tiếng của Sài Gòn xưa qua góc máy và bàn tay tài hoa của những người thợ ảnh gốc làng Lai Xá. (Câu chuyện nghệ thuật 05/3/2019)

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà - Người thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ piano nước nhà

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà - Người thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ piano nước nhà

Ngày phát hành 14:54 | 25/10/2022

Lượt nghe: 1964

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà có đóng góp lớn trong sự nghiệp phát triển nền âm nhạc hiện đại nước nhà nói chung và chuyên ngành piano nói riêng trên cả ba lĩnh vực công tác: đào tạo, biểu diễn và quản lý. Bà xuất thân trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, mẹ là Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên- một trong những giảng viên piano đầu tiên của nước ta, người có công gây dựng Khoa Piano nói riêng và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nói chung. Từ năm 8 tuổi, nghệ sĩ Trần Thu Hà đã được người mẹ- người thầy đầu tiên của mình hướng dẫn từng ngón đàn. Tình yêu cây đàn piano cộng với những nhiệt tâm trong công việc giảng dạy nên dù đã nghỉ hưu, bà vẫn miệt mài với các thế hệ học trò... (Câu chuyện nghệ thuật 11/10/2022)

Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn

Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn

Ngày phát hành 10:36 | 14/7/2023

Lượt nghe: 639

“Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn” - đó là nhận định của các nhà nghiên cứu tại hội thảo khoa học “Phát huy giá trị di sản đô thị thời Pháp thuộc gắn với phát triển du lịch văn hóa, trường hợp nghiên cứu: khu phố Pháp tại Thành phố Hải Phòng” do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Phương Đông và Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp tổ chức tại Hà Nội vừa qua. Với vai trò là một đô thị lớn ở miền Bắc, Hải Phòng có nhiều khả năng phát triển tiếp nối trong chuỗi lịch sử phát triển tự nhiên một đô thị, dựa vào quỹ di sản đô thị, quỹ tài nguyên hình thái học đô thị để phát triển một cách có trình tự, hài hòa giữa cái cũ và cái mới...

Điện ảnh nhà nước và tư nhân: Cú "bắt tay lịch sử"?

Điện ảnh nhà nước và tư nhân: Cú

Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2015

Lượt nghe: 2017

Hợp tác giữa nhà nước và tư nhân: hướng đi hiệu quả trong điện ảnh? (Câu chuyện phóng viên); Phim tài liệu "Trường Sa - Việt Nam" qua cảm nhận của khán giả (Thưởng thức tác phẩm); Chuyện vui về nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi và nhà thơ Vương Tùng Cương (Giai thoại văn nghệ sĩ). (Điểm hẹn Văn nghệ 12/12 + 16/12/2015)

"Cõi nhân gian": Bức tranh về đời người dâu bể

Ngày phát hành 8:44 | 11/3/2022

Lượt nghe: 682

Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Hương “còm”, một trí thức mới về nước sau quãng thời gian du học ở nước ngoài. Người đàn ông này tràn đầy nhiệt huyết, nhưng những trò nhiễu nhương của xã hội đã làm anh cảm thấy chán nản. Lấy bối cảnh đất nước những năm đầu thời kỳ đổi mới, Nguyễn Phúc Lộc Thành đã cho người đọc thấy muôn mặt của đời sống trong một giai đoạn rất khó quên. Bằng ngòi bút của mình, nhà văn đã “mổ phanh” vào hiện thực, cho người đọc thấy rõ biết bao thứ trắng đen, tốt xấu ở đời. Trải qua bao gian khó của chiến tranh và đói nghèo, giống như bao người khác, nhân vật Hương luôn đặt niềm tin vào một tương lai tốt đẹp, nhưng chính sự tàn khốc của hiện thực đã giết chết chút hy vọng nhỏ nhoi đang le lói ấy. Hệ thống nhân vật của tác phẩm rất đa dạng, từ trí thức, công nhân, nông dân, người lao động nghèo, đến trộm cướp, giang hồ… nhân vật nào cũng hiện lên trên trang viết của Nguyễn Phúc Lộc Thành một cách rất có hồn, đầy tỉ mỉ. Tác giả là một người có vốn sống dày dặn. Sự từng trải của anh thể hiện rõ ràng qua văn phong và lối miêu tả của tác phẩm.

"Vết dao ngược đêm trăng": Thông điệp nhân văn về cuộc sống

Ngày phát hành 11:8 | 27/6/2022

Lượt nghe: 1017

“Vết dao ngược đêm trăng” là cuốn tiểu thuyết thứ ba của nhà văn Dương Thanh Biểu. Với cuốn tiểu thuyết này, tác giả đã phản ánh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm diễn ra vô cùng phức tạp, những góc khuất của ngành tư pháp mà người đọc chưa từng được tiếp cận. Nhà văn đã dũng cảm khi viết lên sự thật và thể hiện cái nhìn nhân văn trong quá trình truy tố, xét xử. BTV Vân Khánh có một vài cảm nhận về tác phẩm này qua bài “Vết dao ngược đêm trăng – Thông điệp nhân văn”.

"Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian": Sinh ra từ cái đẹp

Ngày phát hành 11:34 | 28/1/2022

Lượt nghe: 1720

Khi nhắc về văn học của người Việt ở hải ngoại, một trong những cái tên không thể bỏ qua là Ocean Vuong. Anh ngay lập tức thu hút sự chú ý của giới chuyên môn và độc giả trên khắp thế giới với tập thơ “Trời đêm những vết thương xuyên thấu”. Tiểu thuyết đầu tay của Ocean Vuong, “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian”, khi vừa phát hành đã lọt vào danh sách bán chạy nhất của tờ New York Times và được dịch sang 12 thứ tiếng. Gần đây, với cầu nối là Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam, cuốn sách cũng đã đến tay độc giả Việt qua phần chuyển ngữ của dịch giả Khánh Nguyên.

"Không ai sống giống ai trong cuộc đời này" - Câu chuyện của một tù nhân

Ngày phát hành 11:45 | 22/9/2022

Lượt nghe: 1248

Là giải thưởng văn học danh giá với tuổi đời 120 năm, giải Goncourt của Pháp được trao thường niên cho tác phẩm văn xuôi xuất sắc nhất trong năm. Ở nước ta, đã có nhiều tác phẩm Công-cua được xuất bản như “Dưới bóng những cô gái đương hoa” (Marcel Proust), “Rễ trời” (Romain Gary), “Người tình” (Marguerite Duras)… Gần đây, Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả Việt một tác phẩm đạt giải Công-cua năm 2019 – tiểu thuyết “Không ai sống giống ai trong cuộc đời này” của nhà văn Jean-Paul Dubois do dịch giả Nguyễn Thị Tươi chuyển ngữ. Sau đây, chúng ta cùng bước vào thế giới của “niềm tuyệt vọng rất đỗi dịu dàng” đó qua một vài cảm nhận của phóng viên chương trình.

“Thời gian và nhân chứng": Bộ sách tôn vinh các nhà báo

“Thời gian và nhân chứng

Ngày phát hành 15:56 | 5/10/2023

Lượt nghe: 712

Bộ sách “Thời gian và nhân chứng (Hồi ký của các nhà báo)” gồm ba tập, tập hợp những hồi kí, hồi ức ghi lại hành trình nghề nghiệp, những kinh nghiệm làm báo phong phú, đa dạng của hơn 40 nhà báo tên tuổi của nước nhà. Qua đó, bộ sách đã tái hiện một cách sinh động lịch sử báo chí cách mạnh Việt Nam với đầy ắp các sự kiện, con số và tư liệu quý giá. Để có thêm thông tin về bộ sách này, mời quý vị và các bạn nghe bài “Thời gian và nhân chứng – Bộ sách tôn vinh các nhà báo” của BTV chương trình.

“Tờ lịch cuối năm”: Chiêm nghiệm trong cõi nhân sinh

“Tờ lịch cuối năm”: Chiêm nghiệm trong cõi nhân sinh

Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2018

Lượt nghe: 2027

Mỏng manh tờ lịch cuối năm / Nhẹ tênh rơi xuống chỗ nằm...Vọng âm / Thoảng như hơi gió vương trầm / Thoảng như sương khói môi thầm thĩ xa...(nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng). (Điểm hẹn văn nghệ 29/12/2018)

Nhà báo Trần Mai Hạnh – Sống và viết như một nhân chứng lịch sử

Nhà báo Trần Mai Hạnh – Sống và viết như một nhân chứng lịch sử

Ngày phát hành 11:1 | 4/4/2024

Lượt nghe: 981

Nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh sinh năm 1943, quê Hải Dương, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn (nay là Khoa văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội), sau đó làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam. Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng hai khóa 8 và khóa 9, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 10. Ông nguyên là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, kiêm Tổng biên tập báo Nhà Báo và Công Luận. Từng là nhà báo chiến trường, nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh đã có mặt ở nhiều điểm nóng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông là người chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên về giờ phút lịch sử ở Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. Thời mới cầm bút sáng tác, Trần Mai Hạnh đoạt giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 1970 - 1971. Ông có một số tác phẩm như “Nắng Thu Bồn”, “Tình yêu và án tử hình”, “Sụp đổ và tự thú”, “Ngày tận thế”, “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”, “Lời tựa một tình yêu”, “Thời tôi sống”. Trong đó, tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” từng được dịch ra tiếng Anh, giành giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2014, giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015. Trên đường thăm chiến trường xưa, vào ngày 2/4, nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh đã đột ngột qua đời, hưởng thọ 81 tuổi. Vĩnh biệt ông, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn có bài “Nhà báo Trần Mai Hạnh – Sống và viết như một nhân chứng lịch sử”.

Nhạc sỹ Phan Nhân: Mười hai đêm thức cùng Hà Nội

Nhạc sỹ Phan Nhân: Mười hai đêm thức cùng Hà Nội

Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2015

Lượt nghe: 1685

Chuyên mục ‘Câu chuyện phóng viên” cùng nhìn lại sự kiện liên hoan múa rối quốc tế lần thứ 4 vừa diễn ra tại Hà Nội. ‘Truyền thuyết viết lại” - truyện ngắn về tình yêu của nhà văn Tạ Duy Anh đã để lại nỗi niềm day dứt qua góc nhìn người đọc trẻ. Bối cảnh ra đời của ca khúc “Hà Nội niềm tin và hy vọng” cũng cho ta thấy phẩm chất đặc biệt của một người nhạc sỹ.

Tiểu thuyết Lý Đào Lang Vương góp phần phục dựng nhân vật lịch sử

Tiểu thuyết Lý Đào Lang Vương góp phần phục dựng nhân vật lịch sử

Ngày phát hành 15:54 | 14/7/2022

Lượt nghe: 1397

Đề tài lịch sử chưa bao giờ là một địa hạt dễ dàng. Tuy nhiên, trên mảnh đất thách thức ấy, cũng không thiếu những cây bút có sức lao động miệt mài và đáng nể. Một trong số đó là nhà văn Phùng Văn Khai. Chỉ trong khoảng hai năm, nhà văn quân đội đã trình làng tới ba tiểu thuyết lịch sử với dung lượng dày dặn. Đó là “Nam Đế Vạn Xuân”, “Triệu Vương phục quốc”, và “Lý Đào Lang Vương”. Chúng ta đã có dịp gặp gỡ nhà văn Phùng Văn Khai khi anh ra mắt tiểu thuyết “Nam Đế Vạn Xuân” và “Triệu Vương phục quốc”. Với tiểu thuyết “Lý Đào Lang Vương”, cuốn sách có phần ít được chú ý hơn khi “chào đời” vào đúng dịp giãn cách. Tuy nhiên, mỗi một tác phẩm đều có câu chuyện của riêng mình. Vậy câu chuyện phía sau tiểu thuyết “Lý Đào Lang Vương” là gì? Nhà văn Phùng Văn Khai đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Hệ giá trị dẫn dắt sự phát triển của đất nước, của gia đình và của mỗi cá nhân

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Hệ giá trị dẫn dắt sự phát triển của đất nước, của gia đình và của mỗi cá nhân

Ngày phát hành 14:7 | 3/1/2023

Lượt nghe: 178

Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chúng ta đang đẩy mạnh nghiên cứu, phân tích, làm rõ các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Vậy ngoài những điều cơ bản thì các hệ giá trị này có điều gì mới và mối quan hệ biện chứng giữa các hệ giá trị đó ra sao. Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời trong chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ với sự tham gia của PGS-TS Bùi Hoài Sơn-Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Phim "Mỹ nhân": Nóng bỏng hay hời hợt?

Phim

Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2015

Lượt nghe: 1854

Trong không khí của liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19, chuyên mục câu chuyện phóng viên góp một điểm nhìn về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh qua theo dõi những bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học gần đây. Phần thưởng thức tác phẩm là trải nghiệm dịu dàng và sâu lắng của một độc giả trẻ dành cho tiểu thuyết “Triệu phú khu ổ chuột” của Vikas Swarup. Cuối chương trình là những câu chuyện thú vị về một nhà văn dành trọn cuộc đời viết cho thiếu nhi. (Điểm hẹn Văn nghệ 28/11/2015)

Tước gấm giấu đay - Những nữ nhân khuynh biến hoàng triều

Tước gấm giấu đay - Những nữ nhân khuynh biến hoàng triều

Ngày phát hành 10:36 | 23/11/2023

Lượt nghe: 1089

Mới ra mắt gần đây, nhưng “Tước gấm giấu đay” do NXB Phụ nữ và Linh Lan Books thực hiện đã sớm ghi điểm với độc giả. Tập truyện dã sử của 8 tác giả trẻ đã đem đến góc tiếp cận mới mẻ với nhiều nhân vật lịch sử quen thuộc như Tuyên phi Đặng Thị Huệ, Tuyên Từ Hoàng thái hậu, Thiên Thành Công chúa… Bên cạnh đó, phần thiết kế chỉn chu, đẹp mắt cũng khiến tập truyện có sức lan tỏa rộng rãi hơn. Nỗ lực tái hiện “suy nghĩ, mưu chước của người phụ nữ Việt Nam khi đối mặt với những lưỡng nan, mưu đồ thâm hiểm trong giới vương quyền” đã được thể hiện như thế nào trong tập truyện này? BTV Nguyễn Hà có một vài cảm nhận:

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Làn sóng nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya